Những câu hỏi thường gặp

Câu hỏi

Thường gặp nhất

Dân sự

Trình tự, thủ tục lập di chúc

Hình sự

Lao Động

Hôn nhân và gia đình

Doanh nghiệp

Hành chính

Dân sự

Cây đổ sang nhà người khác có phải bồi thường thiệt hại?
Sợ mùa mưa bão sắp tới cây bên nhà hàng xóm sẽ đổ sang nhà mình nên nhiều lần tôi yêu cầu đốn hoặc chặt bớt cành nhưng họ không thực hiện. Tôi có thể nhờ chính quyền can thiệp được không?
Nếu bão về, cây đổ gây thiệt hại thì họ có phải bồi thường không? (Kim Ngân)

Trả lời:

Theo quy định tại iều 272 Bộ luật Dân sự quy định về quyền yêu cầu sửa chữa, phá dỡ bất động sản liền kề: "Trong trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề hoặc nơi sinh hoạt công cộng thì chủ sở hữu phải chặt cây, sửa chữa hoặc phá dỡ công trình xây dựng đó. Chủ sở hữu bất động sản liền kề có quyền yêu cầu chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ phải chặt cây, phá dỡ; nếu người đó không chặt cây, phá dỡ thì chủ sở hữu bất động sản liền kề có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ. Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng chịu" .

Như vậy, nếu cây cối nhà hàng xóm có nguy cơ gãy, đổ sang nhà bạn, có thể gây thiệt hại về người hoặc tài sản thì bạn có quyền yêu cầu người hành xóm phải chặt cây; nếu người đó không chặt cây, phá dỡ thì gia đình bạn có quyền yêu cầu chính quyền địa phương cho chặt cây, chủ sở hữu cây cối phải chịu chi phí chặt cây.

Bên cạnh việc buộc phải chặt bỏ cây cối có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề hoặc nơi sinh hoạt công cộng, Điều 626 Bộ luật Dân sự còn có quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.

Theo điều luật này thì "Chủ sở hữu phải bồi thường thiệt hại do cây cối đổ, gẫy gây ra, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng".

Nếu gia đình bạn đã yêu cầu nhưng người hàng xóm vẫn không chặt cây thì trong trường hợp cây cối đổ gây thiệt hại cho gia đình bạn, nhà hàng xóm sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ các thiệt hại do cây đổ gây ra.

Hỏi: Tôi và anh Nguyễn Văn Hai là vợ chồng với nhau, chúng tôi có hai người con. Chồng tôi làm nghề đánh cá ngoài biển, mỗi lần đi cá chồng tôi thường đi nửa tháng đến 20 ngày mới về. Năm 2003, chồng tôi cũng ra khơi như mọi lần nhưng từ đó tới nay đã 6 năm chưa về. Tôi cũng không nhận được tin tức gì của anh mặc dù đã tìm kiếm và hỏi thăm rất nhiều người. Hiện, tôi có tình cảm với anh Phạm Văn Việt, là người cùng xóm, chúng tôi có ý định chung sống với nhau nhưng không biết làm như thế có vi phạm pháp luật không?

Trả lời: Theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 81 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì một người bị tuyên bố đã chết trong trường hợp: Biệt tích năm năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống. Những người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố người đó là đã chết.Khi một người bị tuyên bố là đã chết thì quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người đó sẽ áp dụng theo Điều 82 Bộ luật dân sự, cụ thể như sau: “Quan hệ về hôn nhân gia đình và các quan hệ nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết, quan hệ về tài sản của người đó được giải quyết như đối với người đã chết”.Đối chiếu với quy định trên, chị là người có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố anh Nguyễn Văn Hai là đã chết và khi Tòa án có quyết định tuyên bố anh Nguyễn Văn Hai đã chết, lúc đó quan hệ vợ chồng giữa chị và anh Hai cũng chấm dứt, chị có quyền đi kết hôn với người khác mà không sợ bị vi phạm pháp luật.

“Tôi bán ôtô cách đây 3 tháng nhưng người mua chưa đi đăng ký chuyển quyền sở hữu xe (khi mua bán chỉ có giấy viết tay). Tôi giục song họ không thực hiện. Nếu người mua gây tai nạn hay sử dụng xe vào mục đích không hợp pháp tôi có phải chịu trách nhiệm không? (Ngọc Trung, TP HCM)

Trả lời: Ôtô là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, do vậy, theo quy định tại khoản 2 Điều 439 Bộ luật Dân sự thì “Đối với tài sản mua bán mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì quyền sở hữu được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản đó”. Với quy định này, khi người mua chưa hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu thì về nguyên tắc, chiếc ô tô đó vẫn thuộc quyền sở hữu của người bán.Về thời điểm chịu rủi ro: Khoản 2 Điều 440 Bộ luật Dân sự cũng có quy định rằng: “đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, kể cả khi bên mua chưa nhận tài sản, nếu không có thoả thuận khác”.Như vậy, trong người mua chưa hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu thì người bán (chủ sở hữu của chiếc xe) vẫn phải chịu mọi rủi ro do chiếc xe đó gây ra, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận người mua phải chịu rủi ro từ thời điểm nhận xe.Về nghĩa vụ làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu: Thông tư của Bộ Công an số 01/2007/TT-BCA-C11 ngày 02/01/2007 thì: “Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày làm giấy tờ mua bán, cho tặng xe, người mua xe phải đến cơ quan đăng ký xe đang quản lý xe đó làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe”. Theo quy định này, người mua xe có nghĩa vụ làm thủ tục đăng ký chuyển quyền sở hữu.Theo quy định tại Thông tư số 12/2008/TT-BCA-C11 ngày 20/8/2008 của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 01/2007/TT-BCA-C11 có hướng dẫn: “Giấy mua bán, cho, tặng của cá nhân phải có xác nhận của đơn vị công tác hoặc có chứng thực chữ ký của người bán, cho, tặng theo quy định của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký…”.Như vậy, việc mua bán xe ôtô giữa cá nhân với cá nhân phải được lập thành văn bản và phải có xác nhận của đơn vị công tác hoặc có chứng thực chữ ký của UBND xã, phường nơi cư trú của người bán. Văn bản mua bán giữa hai bên cũng cần ghi rõ trách nhiệm của người mua là phải chịu mọi rủi ro từ thời điểm nhận xe và khi đó, người bán sẽ không phải chịu trách nhiệm về những rủi ro phát sinh sau khi bàn giao xe cho người mua.Trong trường hợp người mua xe của anh không đi làm thủ tục sang tên theo quy định của pháp luật; văn bản mua bán giữa hai bên cũng không có chứng thực của UBND phường, xã nơi anh cư trú vào thời điểm thực hiện giao dịch thì anh không thể đề nghị UBND xác nhận lại cho anh việc anh đã bán chiếc xe ôtô đó.

Hỏi: Những vụ án nào không được hòa giải?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 181 Bộ luật Tố tụng dân sự, những vụ án dân sự sau đây không được hòa giải:

- Yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.

- Những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội.

Những vụ án không tiến hành hòa giải được, được quy định cụ thể tại Điều 182 Bộ luật Tố tụng dân sự, bao gồm:

- Bị đơn đã được tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.

- Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.

- Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sựTheo quy định tại Điều 181 Bộ luật Tố tụng dân sự, những vụ án dân sự sau đây không được hòa giải:

- Yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.

- Những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội.

Những vụ án không tiến hành hòa giải được, được quy định cụ thể tại Điều 182 Bộ luật Tố tụng dân sự, bao gồm:

- Bị đơn đã được tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.

- Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.

- Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự

Trình tự, thủ tục lập di chúc

Hỏi: Gia đình tôi có 10 anh - chị em, nay vì tuổi già sức yếu, mẹ tôi muốn làm di chúc chia tài sản cho anh em chúng tôi. Vậy các bước thủ tục làm di chúc như thế nào và các lọai giấy tờ cần thiết nào phải có? Có cần người làm chứng (mấy người?) và mẹ tôi có cần khám sức khỏe hay không?

Đáp:

Khi muốn lập di chúc để lại tài sản cho anh em bạn thì mẹ bạn (người lập di chúc) cần phải có đầy đủ các loại giấy tờ sau: 1. Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tuỳ thân khác (hộ chiếu, chứng minh sĩ quan, giấy chứng nhận công nhân viên quốc phòng, giấy kiểm tra tạm thời) đang còn trong thời hạn sử dụng, hộ khẩu hoặc giấy xác nhận thường trú của người lập di chúc. 2. Bản chính giấy tờ hợp lệ quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản. 3. Các giấy tờ chứng minh tài sản chung hay tài sản riêng để phù hợp với quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. 4. Giấy khám sức khoẻ của người lập di chúc (Do Bệnh viện hoặc Trung tâm y tế quận, huyện lập). Thủ tục, trình tự lập di chúc như sau: 1. Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu việc công chứng di chúc, không thông qua người khác. Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc của mình. 2. Di chúc phải ghi rõ : - Ngày, tháng, năm, địa điểm lập di chúc; - Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; - Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; - Di sản để lại và nơi có di sản; - Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ. 3. Nếu người lập di chúc bị hạn chế về thể chất hoặc không biết chữ thì phải có 2 người làm chứng. Người lập di chúc tuyên bố nội dung di chúc của mình trước công chứng viên, công chứng viên ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. 4. Người lập di chúc ghi phiếu yêu cầu công chứng di chúc (theo mẫu). 5. Người làm chứng (đối với trường hợp người lập di chúc bị hạn chế về thể chất hoặc không biết chữ, hoặc không biết tiếng Việt) là người đọc thông viết thạo tiếng Việt, người phiên dịch là người có thể dịch đúng và chính xác nội dung di chúc từ tiếng Việt sang tiếng nước của người lập di chúc sử dụng. Người làm chứng, người dịch phải có đủ năng lực hành vi và mang theo chứng minh nhân dân, hộ khẩu. Trong đó, những người không được làm chứng cho việc lập di chúc bao gồm: - Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; - Người có quyền và nghĩa vụ tài sản liên quan đến nội dung di chúc; - Người chưa đủ 18 tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự. 6. Trường hợp nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ hành vi của mình hoặc xét thấy việc lập di chúc có dấu hiệu lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép, thì Công chứng viên sẽ không công chứng di chúc đó. 7. Di chúc do Phòng Công chứng công chứng được thực hiện tại trụ sở của Phòng Công chứng. Trường hợp tính mạng bị cái chết đe doạ do bệnh tật hoặc nguyên nhân khác mà người lập di chúc không thể đến trụ sở Phòng Công chứng thì việc công chứng di chúc được thực hiện tại chỗ ở hoặc nơi có mặt của người lập di chúc. 8. Người lập di chúc có thể yêu cầu bất cứ cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực nào để công chứng, chứng thực di chúc của mình theo các quy định của pháp luật. 9. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào. Nếu người lập di chúc bổ sung di chúc, thì di chúc đã lập và phần bổ sung đều có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu phần di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau, thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới, thì di chúc trước bị sẽ huỷ bỏ.

Hỏi: Pháp luật hiện nay có quy định nào về việc tước quyền thừa kế đối với con cái do ngược đãi, hành hạ cha, mẹ không? Người lập di chúc giả mạo để chiếm đoạt di sản nhưng bị phát hiện kịp thời có được hưởng di sản thừa kế không?

Trả lời: 
 

 Theo quy định tại Điều 643 Bộ luật Dân sự, những người sau đây không được quyền hưởng di sản thừa kế:

a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế  đó có quyền hưởng;

d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Theo quy định trên, con cái có hành vi ngược đãi, hành hạ cha, mẹ hoặc người lập di chúc giả mạo để chiếm đoạt di sản sẽ không được quyền hưởng di sản thừa kế. Tuy nhiên, pháp luật cũng có quy định những người thuộc vào một trong những trường hợp nói trên vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc. Như vậy, về nguyên tắc, việc tước quyền hưởng di sản thừa kế của những người nói trên chỉ thực hiện trong trường hợp thừa kế theo pháp luật.

Nếu di chúc cho họ được hưởng di sản bị phát hiện là giả mạo thì người giả mạo không được hưởng di sản thừa kế.

 

Hỏi: Di chúc viết tay không có sự chứng kiến, chứng nhận của chính quyền địa phương, không qua công chứng có được xem là hợp pháp không?

Đáp: 

Theo khoản 4 Điều 652 BLDS: " Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này"

Theo khoăn 1 Điều 652 BLDS: Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau:

a/ Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép;

b. Nội dung di chúc không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật."

Về hình thức của di chúc theo quy địnht ại Điều 659 BLDS: phải bằng văn bản, nếu không có thể di chúc miệng nhưng phải có người làm chứng.

Người thuộc dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng chữ viết, tiếng nói của dân tộc mình.

Phân chia di sản khi đã hết thời hiệu khởi kiện thừa kế Hỏi: Ba tôi được ông bà nội giao cho quản lý nhà, đất từ năm 1974. Sau đó, ông bà tôi mất không để lại di chúc. Nếu người quản lý tài sản 30 năm trở lên không có sự tranh chấp) có được công nhận chủ sở hữu không? Nếu cô chú tôi khởi kiện đề nghị chia thừa kế, Tòa án sẽ giải quyết thế nào? Ba tôi có được quyền ưu tiên mua lại tài sản không?

Trả lời: 

Theo quy định của pháp luật về thừa kế, tài sản của một người chỉ trở thành "di sản" khi người đó qua đời, tức là từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm người có tài sản chết). Ông bạn mất năm 1975 và bà của bạn mất năm 1983 mà nhà đất là của ông bà bạn thì việc cha mẹ bạn quản lý khối tài sản trước khi ông bà bạn mất không phải là "quản lý khối di sản này từ năm 1974" mà chỉ là thực hiện việc ủy quyền để quản lý chứ không phải là thực hiện quyền sở hữu (trừ trường hợp ngay từ khi còn sống, ông bà bạn đã giao cho cha mẹ bạn quyền sở hữu nhà đất đó).

Do đó, quy định về việc "Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở hành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu" không có căn cứ để áp dụng trong trường hợp này. 

Trường hợp của gia đình bạn, nếu phát sinh tranh chấp với những người thừa kế thuộc hàng thứ nhất, có người khởi kiện đề nghị phân chia di sản thừa kế thì thời hiệu khởi kiện (10 năm, tính từ ngày bà bạn mất) đã hết, Toà án sẽ không thụ lý để giải quyết.

Nếu cả 4 người cùng không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều công nhận nhà đất nói trên là di sản của ông bà nội bạn để lại và chưa phân chia thì khi người khởi kiện xuất trình được các căn cứ nêu trên và đề nghị chia tài sản chung thì Toà án sẽ thụ lý giải quyết. 

Khi xét xử, Toà án có thể quyết định thêm một phần cho công sức duy trì và tôn tạo khối tài sản cho bố bạn và có thể quyết định giao nhà đất cho bố bạn sở hữu và sử dụng nhưng bố của bạn sẽ phải thanh toán phần giá trị tài sản cho những người còn lại.

Hỏi: Vợ chồng tôi có lập một di chúc chung cách đây 2 năm. Hiện nay, vợ tôi đã mất. Tôi muốn sửa đổi một phần nội dung di chúc liệu có được không? (Ông Hoàng Văn Tính, Bắc Giang)

Trả lời: Theo quy định, việc sửa đổi di chúc là hoàn toàn được nhưng phải tuân theo quy định của pháp luật. Cụ thể việc sửa đổi nội dung di chúc chung cua vợ, chồng được quy định tại Điều 664 Bộ Luật Dân sự 2005: 
1. Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào. 
2. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình. 
Vậy đối với trường hợp của ông, nếu ông sửa đổi một phần của di chúc mà liên quan đến phần tài sản của ông thì di chúc đó vẫn có giá trị.

Hỏi: Hai vợ chồng có hai con trai. Mới đây, người chồng bị tai nạn giao thông, trước khi chết đã di chúc miệng để lại toàn bộ tài sản gia đình cho con trai lớn với sự chứng kiến của nhiều người. Vậy đứa con thứ hai có được hưởng thừa kế không? Nếu được thì chia như thế nào?

Giả sử cả hai vợ chồng cùng bị tai nạn chết và trước khi chết người chồng cũng để lại di chúc miệng với nội dung như trên thì tài sản thừa kế được chia như thế nào (người vợ có một mẹ già gần 70 tuổi)? (Nguyễn Hinh, TP HCM)

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 4 Điều 652 của Bộ luật Dân sự: “Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực”.

Trong trường hợp cụ thể nói trên, di chúc miệng của người chồng không được những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ và đưa đi công chứng hoặc chứng thực.

Mặt khác, người chồng đã tự ý định đoạt cả phần tài sản của người vợ nên di chúc miệng của người này không hợp pháp cả về hình thức lẫn nội dung. Do vậy phần tài sản thuộc sở hữu của người chồng sẽ được chia thừa kế theo pháp luật cho những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chồng theo Điều 676 Bộ luật dân sự là người vợ và hai người con đẻ.

Khi chia thừa kế, “những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau” nên phần di sản của người chồng sẽ được chia làm 3 phần bằng nhau cho người vợ và hai người con.

Theo quy định tại Điều 641 của Bộ luật thì trong trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng. Vì vậy nếu cả hai vợ chồng cùng bị tại nạn chết thì di sản của hai người sẽ do những người thừa kế hưởng.

Cụ thể là phần di sản của người chồng được chia làm 2 phần bằng nhau cho hai người con trai và phần di sản của người vợ sẽ được chia làm 3 phần bằng nhau cho hai người con trai và mẹ đẻ của người vợ.

Hỏi: Tôi là người Việt Nam, lấy chồng và đang sinh sống ở nước ngoài. Bố mẹ muốn tôi thừa kế một mảnh đất ở quê nhà. Trong trường hợp này tôi có quyền không? Nếu thôi quốc tịch Việt Nam, thì giải quyết thế nào?".Bạn đọc Minh Nguyệt.

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật, người mang quốc tịch nước ngoài cũng được hưởng di sản thừa kế là bất động sản ở Việt Nam. Sự khác biệt giữa công dân Việt Nam và công dân nước ngoài trong việc hưởng di sản thừa kế (là bất động sản) chỉ thể hiện ở việc đứng tên chủ sở hữu. Công dân Việt Nam được đứng tên chủ sở hữu bất động sản mà họ được thừa kế. Còn người nước ngoài chỉ được hưởng giá trị của khối tài sản được thừa kế chứ không được đứng tên chủ sở hữu (nếu họ không thuộc các đối tượng được sở hữu nhà ở Việt Nam theo quy định của pháp luật).

Như vậy, bạn có quyền được hưởng di sản thừa kế của cha mẹ để lại. Trong trường hợp bạn không thuộc các đối tượng được sở hữu nhà tại Việt Nam theo quy định của pháp luật thì bạn chỉ có thể bán ngôi nhà đó và chuyển tiền ra nước ngoài.

Hình sự

Hỏi: Tôi muốn biết các loại đồ vật được coi là hung khí nguy hiểm sử dụng trong hành vi phạm tội theo quy định của BLHS 1999?

Trả lời:

Theo hướng dẫn tại các tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17 - 04 - 2003 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thì hung khí nguy hiểm là vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm có khả năng gây ra thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác. 

Vũ khí là một trong các loại vũ khí được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (ban hành kèm theo Nghị định số 47/CP ngày 12 - 08 - 1996 của Chính Phủ), gồm: vũ khí quân dụng (súng ngắn, súng trường, súng liên thanh), vũ khí thể thao (súng trường, súng ngắn thể thao, súng hơi...), súng săn, vũ khí thô sơ (dao găm, kiếm, giáo, mác, mã tấu...) 

Phương tiện nguy hiểm là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn công. 

Chẳng hạn: Về công cụ, dụng cụ có: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn...; về vật mà người phạm tội chế tạo ra có thanh sắt mài nhọn, côn gỗ; về vật có sẵn trong tự nhiên có: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt...

 

Hỏi: Con chúng tôi bị thiệt mạng do tai nạn lao động. Xin cho biết ngoài chi phí mai táng ra, chúng tôi còn được nhận những khoản bồi thường nào?". (Nguyễn Trung Cang, Cần Thơ)

Trả lời:

"Tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm" là một trong những khoản tiền bồi thường do tính mạng bị xâm phạm.

Theo quy định tại Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006, việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp tính mạng bị xâm phạm bao gồm những khoản sau đây:

- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết và thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị;

- Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống;

- Tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm.

Về khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm, Nghị quyết 03 nói trên quy định như sau:

- Người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp này là những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại. Trường hợp không có những người nói trên thì người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần là người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại.

- Trong mọi trường hợp, khi tính mạng bị xâm phạm, những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất hoặc người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại (sau đây gọi chung là người thân thích) của người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần.

- Mức bồi thường chung khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho tất cả những người thân thích của người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng người thân thích của họ, nhưng tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Hỏi: Giảm án nếu tự nguyện bồi thường thiệt hại
“Anh trai tôi lái xe gây tai nạn làm chết 2 người và bị bắt. Gia đình đã tự nguyện bồi thường cho gia đình 2 nạn nhân hơn 100 triệu đồng nhưng họ không nhận. Xin cho biết như vậy, mức án của anh tôi có được giảm nhẹ không? " (Nguyễn Ngọc Châu, TP HCM)

Trả lời:

Theo quy định tại điểm 1 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao, người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả được hưởng tình tiết giảm nhẹ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Bị cáo (không phân biệt là người đã thành niên hay người chưa thành niên) hoặc cha, mẹ của bị cáo chưa thành niên đã tự nguyện dùng tiền, tài sản để sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nhưng người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối nhận. Khoản này sau đó được giao cho cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác quản lý để thực hiện việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra.

- Bị cáo (không phân biệt là người đã thành niên hay người chưa thành niên) hoặc cha, mẹ của bị cáo chưa thành niên xuất trình được chứng cứ chứng minh là họ đã tự nguyện dùng tiền, tài sản để sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nhưng người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối nhận. Họ đã đem số tiền, tài sản đó về nhà cất giữ để sẵn sàng thực hiện việc bồi thường khi có yêu cầu...

Với quy định nói trên, việc gia đình bạn đã tự nguyện bồi thường hơn 100 triệu đồng nhưng cả hai gia đình nạn nhân từ chối (việc này có chính quyền sở tại chứng kiến và xác nhận) thì dù gia đình bạn giao số tiền đó cho cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án hay đem số tiền, tài sản đó về nhà cất giữ để sẵn sàng thực hiện việc bồi thường khi có yêu cầu thì anh của bạn đều được hưởng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự. Khi xét xử, tòa án sẽ xem xét và áp dụng tình tiết này khi quyết định hình phạt.

Hỏi: Pháo luật xử lý như thế nào đối với hành vi mua bán, chiếm đoạt trẻ em?

Bạch Mai (vm_061105@yahoo. com)

Trả lời:

Điều 120 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: người nào có hành vi mua bán, chiếm đoạt trẻ em thì có thể bị phạt tù từ 3 đến 10 năm. Trường hợp phạm tội có tình tiết tăng nặng như: có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, phạm tội với nhiều trẻ em hoặc để sử dụng vào mục đích mại dâm thì có thể bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền với mức phạt từ 5 triệu đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm, phạt quản chế từ 1 đến 5 năm.

Hỏi: pháp luật quy định như thế nào là "phạm tội nhiều lần"? Việc để nhiều người cùng mua bán dâm diễn ra trong cùng một khoảng thời gian có bị coi là phạm tội nhiều lần không? (Trần Văn Thùy, Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội).

Trả lời: "Phạm tội nhiều lần" là một tình tiết định khung tăng nặng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 254 Bộ luật Hình sự (BLHS) về tội chứa mại dâm; người phạm tội có tình tiết này có thể bị phạt tù từ 5 năm đến 15 năm.

Theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/-2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS thì tình tiết "phạm tội nhiều lần" chỉ áp dụng đối với người chứa mại dâm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Chứa mại dâm (không phân biệt tại một địa điểm hay tại các địa điểm khác nhau) một đôi hoặc nhiều đôi mua bán dâm khác nhau từ hai lần trở lên trong các khoảng thời gian khác nhau (không phân biệt thời gian dài hay ngắn);

b) Chứa mại dâm hai đôi mua bán dâm trở lên độc lập với nhau trong cùng một khoảng thời gian;

c) Chứa mại dâm một người mua bán dâm với hai người trở lên trong các khoảng thời gian khác nhau.

Nghị quyết này cũng hướng dẫn rõ: Không coi là phạm tội nhiều lần trong các trường hợp sau đây:

a) Chứa mại dâm một đôi mua bán dâm trong một khoảng thời gian liên tục;

b) Chứa mại dâm nhiều người (một nhóm) cùng đến mua bán dâm, nhưng chỉ một người trong số họ hoặc một số người trong số họ hoặc tất cả họ cùng nhau thoả thuận đứng ra giao dịch với người chứa mại dâm để trả tiền thuê địa điểm, phương tiện một lần và việc mua bán dâm diễn ra trong cùng một khoảng thời gian.

Theo hướng dẫn nói trên thì việc để nhiều người cùng mua bán dâm diễn ra trong cùng một khoảng thời gian sẽ bị coi là phạm tội nhiều lần và bị áp dụng khung hình phạt quy định tại khoản 2 Điều 254 BLHS

 

Hỏi: Tôi là nhân chứng trong một vụ án mạng, đã được công an lấy lời khai. Gần đây, do đặc thù công việc tôi không thường xuyên ở nhà, Công an đã gửi giấy triệu tập tôi hai lần nhưng tôi đều vắng mặt. Sau đó, cơ quan Công an thông báo cho tôi là sẽ dẫn giải tôi nếu tôi không đến làm việc. Xin cho hỏi tôi chỉ là nhân chứng, không phải người phạm tội, cơ quan Công an làm vậy có đúng không? (Nguyễn Văn Tình, phường 12, quận Tân Bình, TP HCM)

Trả lời: Theo quy định tại Điều 55 Bộ luật Tố tụng hình sự thì "Người nào biết được những tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng". Khi được triệu tập, người làm chứng có nghĩa vụ: Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án; trong trường hợp cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải; khai trung thực tất cả những tình tiết mà mình biết về vụ án.

Người làm chứng từ chối hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lý do chính đáng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 308 của Bộ luật Hình sự; khai báo gian dối thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 307 của Bộ luật Hình sự.

Ngoài ra, Điều 134 Bộ luật Tố tụng hình sự cũng quy định: Trong trường hợp người làm chứng đã được cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát triệu tập nhưng cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc họ vắng mặt gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố thì cơ quan đã triệu tập người làm chứng có thể ra quyết định dẫn giải.

Theo các quy định nói trên, nếu ông đã được cơ quan điều tra đưa vào tham gia tố tụng với tư cách người làm chứng, ông có nghĩa vụ phải có mặt theo giấy triệu tập và các nghĩa vụ tố tụng khác do pháp luật quy định.

Ông cũng có thể bị dẫn giải nếu đã được triệu tập nhưng cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc ông vắng mặt gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố thì cơ quan đã triệu tập người làm chứng có thể ra quyết định dẫn giải.

Trong trường hợp ông vắng mặt có lý do chính đáng và đã có lời khai với cơ quan điều tra, việc ông vắng mặt không gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố thì cơ quan điều tra không có căn cứ để áp dụng biện pháp dẫn giải với ông

 

Hỏi: “ Chồng tôii bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi trộm cắp tài sản đã được 1 tháng. Nay tôi muốn bảo lĩnh cho chồng tôi.Vậy tôi phải làm những thủ tục gì để bảo lĩnh được cho vợ tôi? Ai là người có thẩm quyền giải quyết bảo lĩnh?” ( Hoàng Thị Hân - Quế Võ, Bắc Ninh)

Trả lời: Theo quy định tại Điều 92 Bộ luật Tố tụng Hình sự thì bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam và căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.- Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình.- Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc.- Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.- Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.Theo quy định nói trên, anh có thể làm giấy đề nghị được bảo lĩnh cho vợ anh. Đơn bảo lĩnh cần đến Cơ quan điều tra đang thụ lý vụ án để được xem xét, giải quyết. Nếu hồ sơ vụ án đang do Cơ quan điều tra thụ lý và trường hợp vợ anh có đủ điều kiện cho bảo lĩnh, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra là người có thẩm quyền ký quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn, cho áp dụng biện pháp bảo lĩnh.

Hỏi: Thời hiệu thi hành bản án hình sự là bao nhiêu năm? Ở địa phương tôi có người bị kết án 5 năm tù nhưng cố tình trốn tránh thì thời gian trốn tránh có được tính để xác định thời hiệu thi hành bản án hình sự không?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 55 Bộ luật hình sự (BLHS), thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do BLHS quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên.

Thời hiệu thi hành bản án hình sự được quy định như sau:

a) 5 năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ 3 năm trở xuống.

b) 10 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 3 năm đến 15 năm.

c) 15 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm.

Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu trong thời hạn nói trên người bị kết án cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã, thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu tính lại kể từ ngày người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ.

Theo Nghị quyết Hội đồng thẩm phán TAND tối cao số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 2/10/2007 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, trường hợp người bị kết án cố tình trốn tránh và cơ quan công an đã có quyết định truy nã theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu thi hành bản án hình sự tính lại kể từ ngày người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ. Cố tình trốn tránh là cố tình giấu địa chỉ, ẩn náu, thay đổi họ tên, hình dạng... làm cho cơ quan có thẩm quyền thi hành án không biết họ ở đâu hoặc không phát hiện được.

Lao Động

Hỏi: Tôi được biết Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quy định về chương trình bồi dưỡng những kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài có đúng không? Nếu có thì chương trình bồi dưỡng này bao gồm những kiến thức gì? (Chị Phạm Thị Hoa, ở Hưng Yên)

Trả lời: Ngày 18/7/2007, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định số 18/2007/QĐ-BLĐTBXH ban hành chương trình bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trưcớ khi đi làm việc ở nước ngoài. Về nội dung của chương trình đào tạo thì gồm có các nội dung cơ bản sau: Truyền thống bản sắc văn hoá của dân tộc; những nội dung cơ bản liên quan đến pháp luật lao động, hình sự, hành chính, dân sự của việt Nam và nước tiếp nhận người lao động; nội dung hợp đồng ký giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài; kỷ luật lao động, an toàn vệ sinh lao động; phong tục tập quán, văn hoá của nước tiếp nhận người lao động; cách thức ứng xử trong lao động và đời sống; sử dụng cá phương tiện giao thông đi lại, mua bán, sử dụng các thiết bị phục vụ sinh hoạt hằng ngày; những vấn đề cần chủ động phòng ngừa trong thời gian sống và lao động tại nước ngoài.

Hỏi: Tôi là nhân viên làm tại một phòng công chứng tại Hà nội. Do yêu cầu công việc nên nhiều khi tôi và các đồng nghiệp phải làm thêm vào thứ 7. Tôi muốn biết quyền lợi của chúng tôi được bảo đảm như thế nào?

Trả lời: Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 127/2007/QĐ-TTg về việc tổ chức làm việc vào ngày thứ 7 hằng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, trên thực tế đã phát sinh nhiều khó khăn liên quan đến việc bố trí nghỉ bù, chế độ đãi ngộ...Do đó, ngày 12 - 5- 2008, Bộ tài chính đã có công văn hướng dẫn cụ thể đối với cán bộ, công chức làm việc vào ngỳa thứ 7 như sau:

(i) Cán bộ, công chức làm việc vào ngày thứ 7 theo quy định tại Quyết định số 127/2007/QĐ-TTg sẽ được cơ quan bố trí nghỉ bù vào các ngày khác, bảo đảm làm việc 40 giờ trong tuần;

(ii) Trường hợp cán bộ, công chức làm việc đủ 40 giờ theo quy định và làm thêm ngày thứ 7 mà không được nghỉ bù (hoặc có được bố trí nghỉ bù nhưng có số giờ được nghỉ bù không đủ số giờ làm thêm vào ngày thứ 7) thì tiền lương làm thêm vào ngày thứ 7 = Tiền lương x 200% (nếu làm việc vào ngày thứ  thông thường) hoặc 300% (nếu ngày thứ 7 trùng vào ngày lễ) x số giờ làm thêm thực tế.

(iii) Trường hợp cán bộ, công chức làm việc đủ 40 giờ theo quy định, làm thêm vào ngày thứ 7 và được bố trí nghỉ bù vào ngày khác trong tuần thì tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương x 100% (nếu làm vào ngày thứ 7 thông thường) hoặc 200% (nếu ngày thứ 7 trùng vào ngày lễ) x số giờ làm thêm thực tế.

 

Hỏi: Các khoản phụ cấp, trợ cấp và tiền thưởng được trừ khi tính thu nhập chịu thuế?

Trả lời:

Phụ cấp theo quy định của pháp luật: Phụ cấp đối với người có công với cách mạng; phụ cấp quốc phòng an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút; phụ cấp khu vực.

- Trợ cấp theo quy định của pháp luật: Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ cấp một lần khi sinh con, nhận con nuôi; trợ cấp suy giảm khả năng lao động; trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng; trợ cấp thôi việc, mất việc làm, thất nghiệp; các khoản trợ cấp khác do BHXH trả; trợ cấp để giải quyết tệ nạn xã hội.

- Tiền thưởng: Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được nhà nước phong tặng; tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, quốc tế...

Hỏi: Thu nhập nào từ tiền lương, tiền công thuộc đối tượng chịu thuế TNCN?

Trả lời: Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công; Các khoản phụ cấp và trợ cấp; Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như tiền hoa hồng môi giới, tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, tiền tham gia các dự án, đề án, tiền nhuận bút..; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy, biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao... Tiền nhận được do tham gia các hội, hiệp hội nghề nghiệp, hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị DN, ban kiểm soát DN, các ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, hội đồng DN và các tổ chức khác; Các khoản tiền thưởng. 

Hỏi: Tôi được công ty đồng ý cho nghỉ phép năm, trong thời gian đó công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong thời gian tôi nghỉ phép hàng năm có được coi là đúng pháp luật thay không?

Trả lời: Tại Điều 39 Bộ luật lao động quy định người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

1 - Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của thầy thuốc, trừ trường hợp quy định tại điểm c và điểm đ khoản 1 Điều 38 Bộ luật lao động;

2 - Người lao động đang nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng và nhuẽng trường hợp nghỉ khác và được người sử dụng lao động cho phép;

3 - Người lao động là nữ trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 111Của Bộ luật lao động.

Đối chiếu với quy  định trên, việc Công ty M đã ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với anh Bình sau khi cho anh Bình nghỉ phép năm mặc dù đựoc tiến hành theo đúng quy định về thời hạn báo trước nhưng vẫn bị coi  là vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 39 Bộ luật lao động

Hỏi: Việc xử lý vi phạm kỷ luật lao động được thực hiện trên những nguyên tắc nào? (nguuyenphuong )

Trả lời:  Theo quy định tại điều 7 nghị định 41/CPngày 6/7/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất thì việc sử lý vi phạm kỷ luật lao động đựoc thực hiện trên những nguyên tắc sau đây:

- Mỗi hành vivi phạm kỷ luật lao động chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. Khi một người lao động có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động đồng htời chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất;

- Không xử lý kỷ luật đối với người lao động vi phạm nội quy lao động trong khi mắc bện tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hay khả năng điêu fkhiển hành vi của mình;

- Cấm mọi hành vi vi phạm thân  thể, nhân phẩm của người lao động khi bị xử lý vi phạm kỷ luật lao động;

- Cấm dùng hình thức phạt tiền, cúp lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;

- Cấm xử lý kỷ luật lao động vì lý do tham gia đình công. 

Hỏi: Thời hiệu để xử lý vi phạm kỷ luật lao động được quy định thế nào?

Trả lời: Theo Điều 86 BLLĐ và Nghị định 41 CP ngày 06/07/1995 quy định : "Thời hiệu xử lý vi phạm kỷ luật lao động tối đa là 03 tháng kể từ ngày xảy ra vi phạm, trường hợp đặc biệt không quá 06 tháng áp dụng để xử lý vi phạm kỷ luật lao động trong các trường hợp sau :

Thời hiệu tối đa là 06 tháng áp dụng để xử lý vi phạm kỷ luật lao động trong các trường hợp sau: 

- Việc vi phạm kỷ luật lao động có những tính chất phức tạp cần có thời gian để điều tra, xác minh lỗi và thân nhân của đương sự. 

- Đương sự đang bị tạm giam

Hỏi: Việc xem xét xử lý vi phạm kỷ luật lao động được quy định như thế nào?

Trả lời: 

Trước khi người sử dụng lao động ra quyết định kỷ luật bằng miệng hoặc bằng văn bản đối với người vi phạm phải tuân theo các quy định sau (Điều 87 BLLĐ Nghị định 41/CP ngày 06/07/1995). 

Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động bằng các chứng cứ hoặc người làm chứng (nếu có). 

Phải có sự tham gia của đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở (trừ trường hợp xử lý vi phạm kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách bằng miệng). 

Đương sự phải có mặt và có quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác bào chữa. Trong trường hợp đương sự là người dưới 15 tuổi thì phải có sự tham gia của cha mẹ hoặc người đỡ đầu hợp pháp của đương sự, nếu được mời mà họ vẫn vắng mặt thì người sử dụng lao động có quyền xử lý kỷ luật và thông báo quyết định kỷ luật cho đương sự biết. 

Việc xem xét xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản. Biên bản xử lý kỷ luật lao động gồm các nội dung chủ yếu sau : 

+ Ngày, tháng, năm, địa điểm xử lý vi phạm kỷ luật lao động. 

+ Họ tên, chức trách những người có mặt. 

+ Hành vi vi phạm kỷ luật lao động, mức độ vi phạm, mức độ thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp (nếu có). 

+ Ý kiến của đương sự, của người bào chữa, người làm chứng (nếu có). 

+ Ý kiến của đại diện ban chấp hành công đoàn cơ sở. 

+ Kết luận về hình thức xử lý vi phạm kỷ luật lao động, mức độ gây thiệt hại, mức bồi thường và phương thức bồi thường (nếu có). 

- Đương sự, đại diện Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, người có thẩm quyền xử lý vi phạm kỷ luật lao động ký vào biên bản. Đương sự, đại diện Ban Chấp hành công đoàn cơ sở có quyền ghi ý kiến bảo lưu, nếu không ký thì phải ghi rõ lý do. 

Quyết định xử lý vi phạm kỷ luật lao động

Người có thẩm quyền xử lý vi phạm kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc chuyển công việc khác có mức lương thấp hơn phải ra quyết định bằng văn bản ghi rõ thời hạn kỷ luật. Khi xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải người sử dụng lao động phải trao đổi nhất trí với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở. Trong trường hợp không nhất trí thì Ban Chấp hành công đoàn cơ sở báo cáo với sở lao động thương binh xã hội. Sau 30 ngày kể từ ngày báo cáo cho sở lao động thương binh xã hội, người sử dụng lao động mới có quyền ra quyết định kỷ luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. 

Quyết định kỷ luật bằng văn bản phải ghi rõ tên đơn vị nơi đương sự làm việc, ngày tháng năm ra quyết định họ tên, nghề nghiệp của đương sự, nội dung vi phạm kỷ luật lao động, hình thức kỷ luật, mức độ thiệt hại, mức bồi thường và cách thức bồi thường (nếu có), ngày bắt đầu thi hành quyết định, chữ ký, họ, tên, chức vụ của người ra quyết định. 

Người sử dụng lao động gửi quyết định cho đương sự và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở. Trường hợp sa thải thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định phải gửi quyết định kỷ luật cho sở lao động thương binh xã hội, kèm theo biên bản xử lý kỷ luật lao động.

Hỏi: Căn cứ xác định số tiền bồi thường của DNBH trong bảo hiểm trách nhiệm bồi thường cho người lao động?

Trả lời: - Các căn cứ chung đối với các loại sản phẩm trách nhiệm bồi thường cho người lao động:

 Mức tiền lương của người lao động

 Số tiền bảo hiểm mà người sử dụng lao động đã tham gia bảo hiểm

 Mức độ hậu quả của sự kiện bảo hiểm (thương tật, suy giảm khả năng lao động)

Yếu tố lỗi của người lao động trong sự cố xảy ra.

 - Theo quy tắc bảo hiểm DNBH có trách nhiệm bồi thường những khoản tiền sau đây:

 Trường hợp người lao động bị chết hoặc suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên:

 +   30 tháng tiền lương nếu không do lỗi của chính người lao động đó

 +   12 tháng tiền lương nếu do lỗi của chính người lao độngTrường hợp người lao động bị chết hoặc suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn dưới 81% :

 +   30 tháng tiền lương nhân với tỷ lệ bồi thường quy định theo Bảng bồi thường bảo hiểm áp dụng cho bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bồi thường cho người lao động trong các doanh nghiệp xây dựng, lắp đặt ( Ban hành kèm theo quyết định số 14/2004/ QĐ - BTC) nếu không do lỗi của chính người lao động đó

 +   40% số tiền bồi thường nếu do lỗi của chính người lao động

 Phụ cấp nghỉ việc trong thời gian điều trị (không phân biệt lỗi) được tính bằng 100% tiền lương ngày (1/30 tiền lương tháng) đối với mỗi ngày nghỉ việc theo chỉ định của bác sĩ điều trị cho đến khi thương tật vĩnh viễn được xác định, nhưng không vượtquá 6 tháng cho mỗi sự kiện bảo hiểm

 Chi phí y tế (không phân biệt lỗi) bao gồm: chi phí cấp cứu, chi phí điều trị nội ngoại trú cần thiết và hợp lý nhưng không vượt quá 6 tháng tiền lương trong mỗi sự kiện bảo hiểm

 Doanh nghiệp xây dựng có thể thỏa thuận mua bảo hiểm với mức trách nhiệm cao hơn mức bồi thường theo quy định trên.

 Tiền lương làm căn cứ bồi thường được tính như sau:

 +    Là tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi tai nạn lao động xảy ra hoặc trước khi được xác định bệnh nghề nghiệp. Bao gồm: lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có) theoquy định hiện hành của Chính phủ

 +    Trường hợp thời gian làm việc không đủ để tính tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề thì lấy tiền lương của tháng liền kề hoặc tiền lương theo hình thức trả lương tại thời điểm xảy ra tai nạn, xác định bệnh nghề nghiệp.

 Đối với bảo hiểm bồi thường cho người lao động trong các lĩnh vực khác, các loại thiệt hại, chi phí mà DNBH nhận trách nhiệm cũng tương tự và tất nhiên các chủ sử dụng lao động hoàn toàn có thể thỏa thuận để mua bảo hiểm với các mức số tiền bảohiểm khác nhau khi không có quy định bắt buộc chủ phối như lĩnh vực xây dựng. Các quy định về mức bồi thường cho các loại hậu quả tai nạn, bệnh tật cũng có thể khác nhau ít nhiều trong các sản phẩm bảo hiểm.

Hôn nhân và gia đình

Hỏi: Các trường gợp được sinh con thứ 3?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP ngày ngày 8/3/2010 (có hiệu lực từ nagỳ 29/4/2010) quy định chi tiết thi hành pháp lệnh sửa đổi Điều 10 của pháp lệnh dân số. Có 7 trường hợp được sinh con thứ 3, cụ thể:

-  Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.

-  Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.

- Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.

-  Cặp vợ chồng mà một hoặc cả hai người đã có con riêng (con đẻ), chỉ sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. Quy định này không áp dụng cho trường hợp tái hôn giữa hai người đã từng có hai con chung trở lên và hiện đang còn sống.

-  Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh

Hỏi: TT - Anh H. (23 tuổi) có quan hệ tình cảm với con gái tôi (năm nay 15 tuổi). Tôi nhiều lần khuyên nhủ nhưng cháu vẫn không nghe lời. Nay cháu đã cùng với anh H. thuê nhà ở riêng. Tôi đã tìm anh H. nói rõ tuổi tác của con tôi và yêu cầu anh chấm dứt quan hệ với con tôi nhưng anh H. đã cùng con gái tôi chuyển sang ở nơi khác. Việc làm của anh H. có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì pháp luật xử lý như thế nào?
(Trần Thị Hoa - Q.5, TP.HCM)

Trả lời :

- Trong vụ việc như bà nêu, theo qui định của pháp luật hình sự hiện hành thì hành vi của anh H. đã cấu thành tội “giao cấu với trẻ em” (điều 115 Bộ luật hình sự). Tội giao cấu với trẻ em là hành vi của người đã thành niên quan hệ tình dục với trẻ em (trong trường hợp này trẻ em là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi) và hành vi quan hệ tình dục được thực hiện có sự đồng thuận giữa đôi bên.

Thực tế cho thấy khá nhiều thanh niên do không biết luật nên đã phạm luật. Họ cho rằng quan hệ tình dục trước hôn nhân trên cơ sở tình cảm và có sự đồng thuận của đôi bên là một hành động hợp pháp. Nhưng để bảo vệ lợi ích của trẻ em, hành vi này theo pháp luật hiện hành là một tội phạm.

Thông thường, mức xử phạt đối với hành vi giao cấu với trẻ em là phạt tù từ 1-5 năm. Trong trường hợp gây tổn hại cho sức khỏe của người bị hại với tỉ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội thì mức hình phạt có thể đến 15 năm tù.

Tiến sĩ Trần Thị Quang Vinh (trưởng khoa luật hình sự Trường ĐH Luật TP.HCM)

(Theo Báo tuổi trẻ)

 

Hỏi: Xin cho biết hậu quả của việc chung sống với nhau như vợ chồng? (chị Nguyễn Hồng X, Lạng sơn)

Trả lời: 

Trả lời: Chung sống với nhau như vợ chồng là việc người đang có vợ, có chồng chung sống với người khác hoặc người chưa có vợ, chồng mà lại chung sống với người mà mình biết rõ là đang có vợ, có chồng một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung một gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình, cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó... 

Hành vi này gây ra hậu quả trước tiên là việc đổ vỡ hạnh phúc gia đình, xâm hại giá trị truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Bên cạnh đó, các hậu quả thường thấy là sự giáo dục ở địa phương, chịu xử phạt hành chính... Nghiêm trọng nhất theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT - BTP - BCA - TANDTC - VKSNDTC thì hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Vi phạm chế độ một vợ, một chồng" quy định tại Điều 147 BLHS 1999 nếu có các dấu hiệu sau: 

(i) Hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng gây hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nghiêm trọng có thể là làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát... 

(ii) Người vi phạm chế độ một vợ , một chồng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. 

Mức hình phạt của tội này có thể từ cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

 

Hỏi: Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Do một số mâu thuẫn trong cuộc sống hôn nhân nên tôi và vợ sống ly thân. Chúng tôi muốn chia các tài sản chung. Vậy thủ tục và hậu quả của việc chia tài sản này như thế nào? (Anh Nguyễn Hữu Tài, quận 1, tp HCM).

Trả lời: Theo quy định tài Điều 29, Luật HN - GĐ năm 2000 và Nghị định số 70/2001/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành Luật này thì khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thoả thuận phân chia tài sản chung.Trường hợp của anh được xem là có lý do chính đáng khác.

Khi chia tài sản chung, hai bên vợ chồng phải lập thành văn bản, có các nội dung: lý do chia tài sản; phần tài sản chia; phần tài sản không chia; thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản...Văn bản thoả thuận này phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập; có chữ ký của cả vợ và chồng; có thể có người làm chứng hoặc được công chứng, chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật. 

Hậu quả chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân như sau:

(1) Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản chung còn lại vẫn thuộc sở hữu chung của vợ, chồng.

(2) Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác.

 

Hỏi: "Người vợ làm đơn xin ly hôn trong khi đang mang thai. 5 tháng sau khi tòa án giải quyết cho ly hôn, người vợ sinh con nhưng người chồng không thừa nhận đứa trẻ là con mình. Xin Công ty cho biết: Cháu bé sinh ra có được coi là con chung của vợ chồng không?". (Ngô Thị Ngọc Hạnh, thành phố Bắc Ninh)

Trả lời: 

Việc xác định con chung của vợ chồng được quy định tại Điều 21 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ. Theo đó, con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân được xác định là con chung của vợ chồng. Ngoài ra, con được sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày người chồng chết hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của toà án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật cũng được xác định là con chung của hai người.

Theo quy định nói trên, nếu thời điểm cháu bé sinh ra chỉ sau 5 tháng (150 ngày) kể từ ngày bản án, quyết định của toà án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật thì được xác định là con chung của hai người.

Trong trường hợp người chồng không nhận đứa trẻ là con chung của hai người thì phải có chứng cứ và phải được toà án xác định. Người chồng có thể tự mình (hoặc đề nghị tòa án) cho tiến hành giám định AND của đứa trẻ hoặc đưa ra các chứng cứ khác để chứng minh đứa trẻ không phải là con mình. Kết quả giám định AND (hoặc các chứng cứ khác) cùng yêu cầu của người chồng sẽ được tòa án xem xét và quyết định.

 

Hỏi: Tôi đã "lỡ" sống chung với bạn trai và có thai hơn ba tháng. Mới đây tôi có báo tin với anh ấy là đã có thai và bàn bạc chuyện cưới xin thì anh nói thẳng là không có ý định kết hôn với tôi.

"Tôi không muốn bỏ đứa con trong bụng còn gia đình tôi thì lại rất coi trọng danh dự. Việc không chồng mà có con là điều sỉ nhục lớn đối với gia đình và bà con họ hàng. Tôi có ý định nhờ người bạn trai ấy giúp đỡ bằng cách thuyết phục gia đình đứng ra tổ chức đám cưới và đăng ký kết hôn hẳn hoi để có thể cứu vớt danh dự của tôi và nhất là gia đình. Tôi và anh ấy sẽ làm thỏa thuận đám cưới và việc đăng ký đó chỉ là giả thôi, sau này khi tôi sinh con được một năm thì các bên sẽ ra tòa ly hôn, trả tự do cho anh ấy. Tôi cam kết sẽ thực hiện đúng, làm thế có được không?

Trả lời

Điều 4 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: "Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cấm kết hôn giả tạo, lừa dối để kết hôn, ly hôn; cấm cưỡng ép ly hôn, ly hôn giả tạo; cấm yêu sách của cải trong việc cưới hỏi".

Như vậy, nếu các bên thỏa thuận kết hôn giả và sau đó ly hôn là vi phạm các điều cấm của Luật Hôn nhân và gia đình. Dù các bên có lập giấy thỏa thuận và cam kết hứa hẹn thế nào đi chăng nữa văn bản ấy cũng không có giá trị pháp lý.

Ngoài ra, thỏa thuận kết hôn như vậy còn là sự lừa dối gia đình, bà con họ hàng và bạn bè hai bên. Do vậy giải pháp trên cũng khó có thể chấp nhận về mặt đạo lý, vì "cưới xin" vốn là chuyện thiêng liêng, là sự kiện hệ trọng trong cuộc sống đời người.

Hỏi: Hỏi: Vợ chồng tôi kết hôn được 5 năm, có một con chung hiện nay đã được 4 tuổi. Nay, chúng tôi đang làm thủ tục ly hôn; chồng tôi không thừa nhận cháu bé là con mình và không chấp nhận chấp nhận cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn. Xin cho tôi hỏi: Việc chồng tôi không thừa nhận con và không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn có được Tòa án chấp nhận không?
Hoàng Thị My (Hoàng Cầu, Hà Nội)

Trả lời: - Theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình thì: "Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân, hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân… được xác định là con chung của vợ chồng. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng…

Trong trường hợp vợ hoặc chồng không nhận đứa trẻ là con chung của hai người… thì phải có chứng cứ và phải được tòa án xác định".

Như vậy, về nguyên tắc con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng; trong trường hợp người chồng không nhận đứa trẻ là con thì phải có chứng cứ để chứng minh và phải được tòa án có thẩm quyền xác định bằng một quyết định hoặc bản án.

- Theo quy định tại Điều 92 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau ly hôn thì: "Sau ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con".

Với quy định nói trên, sau khi ly hôn, nếu chồng bạn không trực tiếp nuôi con phải nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con; mức cấp dưỡng hai bên tự thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án khi giải quyết ly hôn. Việc từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con nếu không có lý do chính đáng (được tòa án xác định đứa trẻ không phải là con chung; không có thu nhập để cấp dưỡng…) thì sẽ không được tòa án giải quyết

Hỏi:
Vợ chồng tôi tuổi đã cao nhưng không có con, dự định sẽ về Việt Nam xin con nuôi. Theo luật pháp Việt Nam, những trẻ em nào được người nước ngoài nhận làm con nuôi? Tôi muốn nhận một đứa cháu làm con nuôi có được không?

Trả lời:

Theo quy định tại Nghị định 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, những trẻ em được nhận làm con nuôi phải đáp ứng các điều kiện như sau: 

- Trẻ em được nhận làm con nuôi phải là trẻ em từ 15 tuổi trở xuống. Trẻ em từ trên 15 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể được nhận làm con nuôi nếu là trẻ em tàn tật, trẻ em mất năng lực hành vi dân sự. Trẻ em chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của cả hai người là vợ chồng. Vợ chồng phải là những người khác giới có quan hệ hôn nhân.

- Trẻ em được nhận làm con nuôi là trẻ em đang sống tại các cơ sở nuôi dưỡng được thành lập hợp pháp tại Việt Nam, bao gồm: 

Trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em mồ côi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em mất năng lực hành vi dân sự; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em mắc các bệnh hiểm nghèo khác; trẻ em khác được tiếp nhận vào cơ sở nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.

- Trẻ em đang sống tại gia đình cũng được xem xét giải quyết cho làm con nuôi người nước ngoài, nếu thuộc trường hợp trẻ em mồ côi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em mất năng lực hành vi dân sự; trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo khác; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em có quan hệ họ hàng, thân thích với người xin nhận con nuôi hoặc có anh, chị, em ruột đang làm con nuôi của người xin nhận con nuôi. 

Theo các quy định nói trên, việc ông bà dự định nhận một đứa cháu làm con nuôi là phù hợp với pháp luật Việt Nam.

 

Hỏi: Vợ chồng tôi chỉ có một đứa con trai 5 tuổi. Hiện nay chúng tôi đang tiến hành thủ tục ly hôn, nhưng cái khó của vợ chồng tôi là ai cũng dành quyền nuôi con. Hỏi pháp luật hiện hành giải quyết ra sao?

Trả lời:  Luật Hôn nhân  và gia đình  quy định: "Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp  nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thỏa thuận được thì tòa án quyết định  giao con cho một bên trực tiếp  nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên phải xem xét nguyện vọng của con.

Về nguyên tắc con dưới 3 tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp  nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác.

Sau khi ly hôn, vì lợi ích của con theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, tòa án  có thể quyết định  thay đổi người trực tiếp  nuôi con".

Theo đó, trường hợp trên anh chị hoàn toàn có thể tự thỏa thuận giải quyết vấn đề nuôi con, kể cả việc phân chia tài sản  chung. Việc đổi tài sản hoặc không nhận tài sản  để "chắc suất" nuôi con tuy không trái với quy định  của pháp luật, nhưng xem ra giải pháp này "không ổn", vì luật quy định trong trường hợp cần thiết, vì lợi ích của con người  cha có quyền xin thay đổi người nuôi con. Và tòa án  có thể quyết định  cho thay đổi người nuôi con trong trường hợp người mẹ không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con nếu con từ đủ 9 tuổi trở lên.

Như vậy, giải pháp nói trên là thiệt thòi quyền lợi (về tài sản), mà cũng không thể bảo đảm tuyệt đối quyền trực tiếp  nuôi con về sau, nên thiết nghĩ không cần thiết

Hỏi: Tài sản của vợ, chồng được xử lý như thế nào?- Chồng tôi có vay tiền của một số người tôi không được biết. Nay tòa án buộc chồng tôi phải trả tiền cho các chủ nợ. Xin hỏi pháp luật xử lý như thế nào về tài sản chung của vợ chồng tôi?




Mai Hạnh (Cầu Giấy, Hà Nội)

Trả lời: Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình thì vợ chồng có quyền có tài sản riêng bao gồm: Tài sản có trước khi kết hôn, tài sản được cho hoặc được thừa kế riêng.

Tài sản chung của vợ chồng là tiền lương, tiền trợ cấp và những thu nhập hợp pháp khác có trong thời kỳ hôn nhân. Vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc quản lý và sử dụng tài sản chung. Đối với những món nợ của vợ hoặc chồng vay trong thời kỳ hôn nhân mà không phải vì nhu cầu của gia đình, thì vợ, chồng thanh toán bằng tài sản riêng của mình, nếu tài sản không đủ thì thanh toán bằng phần tài sản của người đó trong khối tài sản chung.

Do đó, nếu chồng chị vay tiền của người khác mà chị không biết và chồng chị vay tiền không vì nhu cầu của gia đình thì chồng chị có trách nhiệm phải trả nợ bằng tài sản riêng, nếu tài sản riêng không đủ thì lấy tài sản của chồng chị trong khối tài sản chung của gia đình để trả nợ.

Bản án của tòa án tuyên buộc chồng chị phải trả tiền nợ cho người khác đã có hiệu lực pháp luật mà chồng chị không tự nguyện thi hành nghĩa vụ thì có thể bị cơ quan thi hành án áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, bán đấu giá tài sản là nhà đất để đảm bảo thi hành án.

Hỏi: Cưới mà không đăng ký kết hôn không được công nhận là vợ chồng -
Chị tôi lấy chồng chỉ làm đám cưới mà không đăng ký kết hôn, vài tháng sau thì chia tay. Xin hỏi, hai người có được công nhận là vợ chồng không? Bây giờ, anh ta có quyền can thiệp vào cuộc sống của chị tôi không?

Trả lời:  Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình: “Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng".Như vậy, việc chị bạn lấy chồng nhưng không làm thủ tục đăng ký kết hôn mà chỉ tổ chức đám cưới thì chị bạn và người đàn ông đó không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Hai người có quyền tự thỏa thuận chấm dứt việc chung sống với nhau.Theo quy định tại Điều 87 Luật hôn nhân và gia đình: “Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này...”.Theo quy định này, trong trường hợp hai người không thỏa thuận được việc chấm dứt việc chung sống thì chị gái bạn có quyền làm đơn yêu cầu tòa án cấp quận, huyện nơi cư trú giải quyết. Trong trường hợp đó, tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng chứ không tuyên chị bạn được ly hôn như những cặp vợ chồng có đăng ký kết hôn.Khi các bên đã thỏa thuận (hoặc quyết định của tòa án tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng có hiệu lực) thì người đó không có quyền can thiệp vào cuộc sống của chị bạn nữa. Nếu người đó có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự của chị bạn thì tùy từng trường hợp cụ thể, người đó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo các tội danh tương ứng được quy định trong Bộ luật Hình sự.

Hỏi: Không đổi được họ cho con theo họ của cha dượng
Năm 2001, chồng tôi bỏ trốn biệt tích do vi phạm pháp luật, bị công an truy nã. Năm 2007 Toà án xử cho tôi được ly hôn vắng mặt chồng tôi và tôi được nuôi con chung. Năm 2008 tôi đăng ký kết hôn với người khác. Nay tôi muốn làm lại giấy khai sinh cho con tôi ghi tên chồng mới của tôi làm cha đứa trẻ có đúng với pháp luật không? Tôi có thể làm lại giấy khai sinh cho con tôi không?

Trả lời:  Pháp luật hôn nhân gia đình và hộ tịch hiện hành quy định quan hệ giữa cha và con có thể là quan hệ dựa trên yếu tố huyết thống (quan hệ giữa cha đẻ và con đẻ) hoặc dựa trên quan hệ nuôi dưỡng (quan hệ giữa cha nuôi và con nuôi). Con của bạn sinh ra trong thời kỳ hôn nhân (hay quan hệ hôn nhân hợp pháp lần thứ nhất) giữa bạn và người chồng thứ nhất là con chung của hai người. Quan hệ giữa người chồng thứ nhất và con của bạn là quan hệ giữa cha đẻ - con đẻ và được pháp luật công nhận, bảo hộ. Mặc dù chồng cũ của bạn vẫn biệt tích, bạn đã được Tòa án xử cho ly hôn với người chồng cũ nhưng pháp luật không tước quyền làm cha của người chồng cũ. Mặt khác, quan hệ giữa người chồng thứ hai và con riêng của bạn chỉ là quan hệ giữa cha dượng và con đẻ của vợ nên về nguyên tắc, việc bạn làm lại giấy khai sinh cho con để đưa người chồng mới thay vào vị trí cha đứa trẻ là không phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành.Việc cho đứa trẻ làm con nuôi người chồng mới để thay đổi lại giấy khai sinh cho đứa trẻ mà không có sự đồng ý của người cha đẻ cũng không phù hợp với quy định tại Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình. Vì vậy, nguyện vọng làm lại giấy khai sinh cho con bạn, ghi tên của người chồng mới làm cha đứa trẻ là không có cơ sở để giải quyết.

Hỏi: Không kết hôn có phải chia tài sản? - Khi hai người không còn chung sống, dì tôi mua được 2 mảnh đất. Gần đây, dượng quay về, có ý định đòi dì tôi chia tài sản với lý do "tôi vẫn là chồng bà, không tin thì lấy giấy khai sinh của con coi đi, tôi là cha nó". Gia đình tôi đang bức xúc trước yêu cầu vô lý trên và phải làm sao bây giờ?

Trả lời:

Do chưa rõ thời điểm Dì và Dượng của bạn chung sống với nhau như vợ chồng vào thời điểm nào nên theo Nghị quyết số 35/2000/QH ngày 9/6/2000 và Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT - TANDTC- VKSNDTC - BTP ngày 03/01/2001 hướng dẫn Nghị quyết 35 được chia thành 2 trường hợp sau đây:

Trường hợp 1: Trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987, ngày Luật HN&GĐ năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích kết hôn, nếu một bên hoặc cả 2 bên có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.

Theo điều luật trên do Dì và Dượng bạn mặc dù không có đăng ký kết hôn nên vẫn được coi là trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng (hôn nhân thực tế) được pháp luật hôn nhân gia đình năm 2000 thừa nhận. Thời điểm chung sống với nhau như vợ chồng là ngày tổ chức lễ cưới.

Trường hợp 2: Nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly

hôn thì Tòa án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.

Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng.

Như vậy, theo quy định này kể từ thời điểm chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001 vợ chồng Dì bạn phải làm

thủ tục đăng ký kết hôn cho đến hết 01/01/2003 sau ngày này mà không làm thủ tục đăng ký kết hôn pháp luật không công nhận là vợ chồng.

Về vấn đề chia tài sản chung:

- Chia tài sản theo trường hợp 1: Do pháp luật thừa nhận quan hệ vợ chồng Dì bạn là hôn nhân thực tế (Như đã phân tích ở trên) thì tài sản gồm 2 mảnh đất được coi là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân quy định tại Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000.

Về nguyên tắc chia tài sản chung vợ chồng được chia đôi theo quy định Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000. Tuy nhiên có xem xét công sức đóng góp của mỗi bên.

- Chia tài sản trường hợp 2: Pháp luật không công nhận là vợ chồng nên tài sản được chia theo quy định của Bộ luật dân sự.

Theo dữ kiện bạn nêu Dượng đã bỏ Dì bạn đi năm 1996 bất động sản 2

mảnh đất do Dì bạn tạo dựng, Dượng không có đóng góp gì. Vì vậy, quyền sở hữu 2 mảnh đất thuộc về Dì bạn, chồng Dì bạn không có quyền đòi chia khối tài sản này.

Doanh nghiệp

Hỏi: DN bị mất GCN ĐKKD. Để được cấp lại GCN ĐKKD, DN cần làm những thủ tục gì?

Trả lời: 

Trường hợp mất GCN ĐKKD, DN phải khai báo với công an nơi mất GCN ĐKKD và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo, nếu DN không tìm được GCN ĐKKD đã mất thì có thể đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư đã cấp GCN ĐKKD bị mất cấp lại GCN ĐKKD với số của GCN ĐKKD đã mất và ghi rõ là cấp lại lần 2.
Nếu DN bị mất cả con dấu thì sở kế hoạch và Đầu tư cấp lại GCN ĐKKD với số mới và DN phải khắc lại con dấu. 
Trường hợp GCN ĐKKD bị hư hỏng, cũ, nát, cháy... còn khả năng xác nhận được GCN ĐKKD thì cơ quan ĐKKD thu lại, lưu giữ vào hồ sơ và đổi GCN ĐKKD khác. 
Trường hợp cấp lại GCN ĐKKD cho Công ty CP mà cổ đông sáng lập đã rút khỏi Công ty thì cơ quan ĐKKD ghi danh sách cổ đông sáng lập cũ vào GCN ĐKKD cấp lại cho công ty với ghi chú “ đã rút khỏi công ty

Hỏi: “Chúng tôi là Công ty TNHH một thành viên, 100% vốn nước ngoài, thành lập năm 2004, hiện đang hoạt động bình thường. Xin cho biết công ty chúng tôi có phải làm thủ tục đăng ký lại doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp và Luật đầu tư mới không?". (GNS VINA, Hải Phòng).

Trả lời: Nghị định số 101/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 của Chính phủ có quy định việc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. Theo đó, "đăng ký lại” được hiểu là việc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và được cấp Giấy chứng nhận đầu tư mới. Trong khi đó, họ vẫn giữ nguyên loại hình doanh nghiệp theo giấy phép đầu tư đã được cấp; giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Cũng theo quy định của Luật Đầu tư, Luật doanh nghiệp và Nghị định số 101/2006/ NĐ-CP ngày 21/9/2006 của Chính phủ thì việc đăng ký lại là quyền của nhà đầu tư, nhà đầu tư có thể đăng ký lại hoặc không đăng ký lại. Trong trường hợp không đăng ký lại thì doanh nghiệp chỉ được quyền hoạt động kinh doanh trong phạm vi ngành nghề và thời hạn được ghi trong Giấy phép đầu tư và tiếp tục hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ (điểm b, khỏan 2 Điều 170 Luật Doanh nghiệp)

Đối chiếu các quy định nói trên với trường hợp bạn hỏi thì thấy: Công ty của bạn hiện đã là công ty TNHH một thành viên, 100% vốn nước ngoài, được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trước thời điểm 01/7/2006 (thời điểm Luật Đầu tư, Luật doanh nghiệp có hiệu lực) nên có quyền đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp để được hưởng các quy định của Luật này (mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư vào các lĩnh vực khác. Việc đăng ký lại được thực hiện trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật doanh nghiệp có hiệu lực;

Hỏi: "Tôi và một số bè bạn dự định về Việt Nam đầu tư lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu hàng may mặc. Xin cho biết điều kiện, thủ tục thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Chúng tôi là Việt kiều có được đứng tên chủ doanh nghiệp không?" (John Nguyễn, USA)

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 5, 6 Điều 3 Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005, tổ chức, cá nhân nước ngoài (Nhà đầu tư nước ngoài) được bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài được thành lập doanh nghiệp để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

Nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư theo hình thức 100% vốn để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan

Theo Nghị định 108, nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án và thực hiện thủ tục để được cấp giấy chứng nhận đầu tư; giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Về thủ tục đăng ký đầu tư:

Theo quy định tại Điều 46 Luật Đầu tư, dự án có vốn đầu tư nước ngoài quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện, nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư tại Sở Kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để được cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Hồ sơ đăng ký đầu tư bao gồm:

a) Văn bản về nội dung chính của dự án đầu tư như tư cách pháp lý của nhà đầu tư; mục tiêu, quy mô và địa điểm thực hiện dự án đầu tư; vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất và cam kết về bảo vệ môi trường; kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có).

b) Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư.

c) Hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC, điều lệ doanh nghiệp (nếu có).

Cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký đầu tư hợp lệ.

Hỏi: "Công ty tôi có trụ sở tại quận Thủ Đức, nay chúng tôi muốn mở một số cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm ở quận 1, quận 3, quận 5 và quận Phú Nhuận thì phải làm những thủ tục gì? Gửi đến cơ quan nào? Trong thời hạn bao lâu thì được giải quyết?” (Nguyễn Vũ, TP HCM)

Trả lời :

Theo quy định tại khoản 3 Điều 37 Luật Doanh nghiệp, "địa điểm kinh doanh là nơi hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp được tổ chức thực hiện. Địa điểm kinh doanh có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính”. Khi lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp không phải làm thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh mà chỉ cần làm thủ tục thông báo.

Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 về đăng ký kinh doanh hướng dẫn thủ tục thông báo địa điểm kinh doanh như sau:

Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp đặt tại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo nơi đặt địa điểm kinh doanh tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.

Nội dung thông báo gồm:

a) Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, tên và địa chỉ chi nhánh (trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh)

b) Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh. Tên địa điểm kinh doanh phải mang tên doanh nghiệp đồng thời kèm theo hình thức tổ chức của địa điểm kinh doanh

c) Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh

d) Họ, tên, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu địa điểm kinh doanh

đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp ghi bổ sung địa điểm kinh doanh vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh.

Hỏi: "Tôi dự định thành lập doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực môi giới cho người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam... Xin cho biết, những ngành nghề nào bị cấm kinh doanh". (Lê Văn Trường, Hà Nội)

Trả lời:

Theo quy định tại Nghị định số 139 ngày 5/9/2007 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp, những ngành, nghề sau bị cấm kinh doanh:

1) Kinh doanh vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyên dùng quân sự, công an; quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân đội, công an), quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng;

2) Kinh doanh chất ma túy các loại;

3) Kinh doanh hóa chất bảng 1 (theo Công ước quốc tế);

4) Kinh doanh các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách;

5) Kinh doanh các loại pháo;

6) Kinh doanh các loại đồ chơi, trò chơi nguy hiểm, đồ chơi, trò chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự an toàn xã hội;

7) Kinh doanh các loại thực vật, động vật hoang dã, gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến, thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định và các loại thực vật, động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm khai thác, sử dụng;

8) Kinh doanh mại dâm, tổ chức mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em;

9) Kinh doanh dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc dưới mọi hình thức;

10) Kinh doanh dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân;

11) Kinh doanh dịch vụ môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài;

12) Kinh doanh dịch vụ môi giới nhận cha, mẹ, con nuôi, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài;

13) Kinh doanh các loại phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường;

14) Kinh doanh các loại sản phẩm, hàng hóa và thiết bị cấm lưu hành, cấm sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành và/hoặc sử dụng tại Việt Nam;

15) Các ngành, nghề cấm kinh doanh khác được quy định tại các luật, pháp lệnh và nghị định chuyên ngành.

Với quy định nói trên thì việc bạn dự định thành lập doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực môi giới cho người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam hoặc nhận cha, mẹ, con nuôi, nuôi con nuôi Việt Nam sẽ không được cấp đăng ký kinh doanh.

 

Hỏi:
Để sắp xếp lại tổ chức và chuyển sang địa điểm mới nên Công ty chúng tôi muốn tạm ngừng hoạt động kinh doanh 6 tháng. Chúng tôi phải làm những thủ tục gì và trong khi tạm ngừng doanh nghiệp có phải nộp thuế không?

Trả lời: 

Theo quy định tại Điều 156 Luật Doanh nghiệp và Điều 43 Nghị định của Chính phủ số 88 ngày 28/9/2006 về đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế chậm nhất mười lăm ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh.

Nội dung thông báo gồm: Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp; ngành, nghề kinh doanh; thời hạn tạm ngừng kinh doanh, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông báo không được quá 1 năm. (Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh không được quá 2 năm); lý do tạm ngừng kinh doanh và họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Kèm theo thông báo phải có quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

Hỏi:
Khai quyết toán thuế được thực hiện như thế nào?

Đáp: 
Bạn phải khai quyết toán thuế nếu:

+ Có số thuế phải nộp trong năm lớn hơn số thuế đã khấu trừ hoặc đã tạm nộp trong năm hoặc có phát sinh nghĩa vụ thuế nhưng trong năm chưa bị khấu trừ hoặc chưa tạm nộp.

+ Có yêu cầu về hoàn thuế hoặc bù trừ số thuế vào kỳ sau. Trường hợp cá nhân cư trú là người nước ngoài, khi kết thúc Hợp đồng làm việc tại Việt Nam trước khi xuất cảnh phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế.

- Hồ sơ khai quyết toán thuế gồm:

+ Tờ khai quyết toán thuế theo mẫu số 09/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 84/2008/TT-BTC.

+ Các chứng từ chứng minh số thuế đã khấu trừ, đã tạm nộp trong năm.

Bạn cần nộp hồ sơ quyết toán thuế cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý đơn vị trả thu nhập, chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch. Nếu bạn vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công, bạn nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi bạn có hoạt động kinh doanh.

- Nộp thuế

Khi quyết toán thuế, nếu bạn có số thuế phải nộp lớn hơn số thuế bạn đã bị khấu trừ, bạn phải nộp số thuế còn thiếu chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch. Bạn có thể nộp thuế bằng tiền mặt, bằng séc hoặc chuyển khoản tới số tài khoản của Kho bạc nhà nước.

Hỏi:
Một dự án đầu tư mới trong lĩnh vực kỹ thuật cao. Các nhà đầu tư muốn góp vốn bằng sở hữu trí tuệ, thương hiệu, bản quyền phát kiến thương mại cho nhóm nghiên cứu sáng lập hình thành TSCĐ vô hình. Vậy thủ tục và bộ hoá đơn chứng từ thế nào để xác nhận việc góp vốn này là hợp lệ? (Cty XD và MT Phú Thái).

Trả lời: 
Tại điểm 2 Điều 4 Mục II chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ (kèm theo Quyết định số 206/2003/QĐ - BTC ngày 12/12/2003) có hướng dẫn cách xác định giá tài sản cố định vô hình. Căn cứ vào hướng dẫn nêu trên, trường hợp các nhà đầu tư muốn góp vốn bằng quyền SHTT, quyền tác giả, bản quyền, nhãn hiệu hàng hoá thì phải có biên bản giao nhận tài sản, biên bản định giá tài sản và góp vốn. Các biên bản này được coi là chứng từ hợp pháp để xác định giá trị tài sản góp vốn và được tính vào chi phí kinh doanh, chi phí hợp lý theo quy định. Trường hợp định giá tài sản góp vốn không phù hợp thì cơ quan thuế có quyền yêu cầu đơn vị xác định lại giá trị tài sản góp vốn thông qua Hội đồng định giá ở địa phương hoặc tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật. 

 

Hỏi:
Xin chào Luật sư!
Xin cho hỏi về các ngành nghề kinh doanh cần vốn pháp định, chứng chỉ hành nghề và ngành nghề cấm kinh doanh?
Chân thành cảm ơn!

Trả lời: Theo quy định tại Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của Chính phủ về hướng dẫn thủ tục đăng ký kinh doanh, các ngành nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định, chứng chỉ hành nghề, ngành nghề cấm kinh doanh gồm các ngành nghề sau: 

I. MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ CÓ VỐN PHÁP ĐỊNH 

1. Chứng khoán: 

  • Môi giới 3 tỷ đồng;
  • Tự doanh 12 tỷ đồng;
  • Quản lý danh mục đầu tư 3 tỷ đồng;
  • Bảo lãnh phát hành 22 tỷ đồng;
  • Tư vấn đầu tư chứng khoán 3 tỷ đồng. 
(Nghị định số 48/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ) 

2. Kinh doanh vàng: 
  • Sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ
Đối với các doanh nghiệp hoạt động tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, có vốn pháp định tối thiểu là 5 (năm) tỷ đồng Việt Nam; 
Đối với các doanh nghiệp hoạt động tại các tỉnh và thành phố khác, có vốn pháp định tối thiểu là 1 (một) tỷ đồng Việt Nam. 
  • Sản xuất vàng miếng: Có vốn pháp định từ 50 (năm mươi) tỷ đồng Việt Nam trở lên; 
(Nghị định số 174/NĐ-CP ngày 9/12/1999 của Chính phủ) 

3. Kinh doanh bảo hiểm. 
  • Bảo hiểm phi nhân thọ: 70 tỷ.
  • Bảo hiểm nhân thọ: 140 tỷ
  • Môi giới : 4 tỷ. 
(Nghị định số 42-43/NĐ-CP) 

4. Kinh doanh tiền tệ (theo quy định của Luật Ngân hàng và Luật các Tổ chức tín dụng). 

II. NGÀNH, NGHỀ KINH DOANH PHẢI CÓ CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ 

Ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề bao gồm : 
  • Kinh doanh dịch vụ pháp lý;
  • Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm;
  • Kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thu ý;
  • Kinh doanh dịch vụ thiết kế công trình;
  • Kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
  • Kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán. 
III. DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ CẤM KINH DOANH 

Danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh bao gồm: 
  • Kinh doanh vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng và phương tiện kỹ thuật quân sự chuyên dùng của các lực lượng vũ trang;
  • Kinh doanh chất nổ, chất độc, chất phóng xạ;
  • Kinh doanh chất ma tuý;
  • Kinh doanh mại dâm, dịch vụ tổ chức mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em;
  • Kinh doanh dịch vụ tổ chức đánh bạc, gá bạc;
  • Kinh doanh các hoá chất có tính độc hại mạnh;
  • Kinh doanh các hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng;
  • Kinh doanh các sản phẩm văn hoá phản động, đồi trụy, mê tín, dị đoan hoặc có hại đến giáo dục nhân cách;
  • Kinh doanh các loại pháo;
  • Kinh doanh thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định và các loại động vật, thực vật quý hiếm khác cần được bảo vệ;
  • Kinh doanh đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách, sức khoẻ của trẻ em hoặc ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội. 
(Nghị định số 03/2000/NĐ-C ngày 3/2/2000 của Chính phủ)


 

Hỏi: Công ty D đã bán hàng cho Doanh nghiệp tư nhân C theo mẫu do Doanh nghiệp tư nhân C đặt, nhưng hàng hoá đó đã vi phạm kiểu dáng công nghiệp do công ty H đã đăng ký. Vây trong trường hợp này Doanh nghiệp tư nhân C có phải chịu trách nhiệm pháp lý gì không?

Trả lời:  Tại khoản 2 Điều 46 Luật thương mại quy định trường hợp bên mua yêu cầu bên bán phải tuân theo bản vẽ kĩ thuật, thiết kế, công thức hoặc những số liệu chi tiết do bên mua cung cấp thì bên mua phải chịu trách nhiệm về cá khiếu nại liên quan đến những vi phạm quyền sở hữu phát sinh từ việc mua bán đã tuân thủ những yêu cầu của bên mua.

Như vậy theo quy định nêu trên, khi Công ty D bán hàng theo mẫu do Doanh nghiệp tư nhân C, thì Doanh nghiệp tư nhân C phải chịu trách nhiệm về các khiếu nại liên quan đến những vi phạm kiểu dáng công nghiệp do Công ty H đã đăng  ký.

 

Hỏi: Trong trường hợp nào thì hàng hóa đang được lưu thông hợp pháp trong nước bị áp dụng một hoặc các biện pháp buộc phải thu hồi, cấm lưu thông, tạm ngừng lưu thông, lưu thông có điều kiện hoặc phải có giấy phép?

Trả lời:  Theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật thương mại, trong các trường hợp sau đây thì hàng hóa đang được lưu  thông trong nước bị áp dụng một hoặc các biện pháp phải thu hồi, cấm lưu thông, tạm ngừng lưu thông, lưu thông có điều kiện hoặc phải có giấy phép:

- Hàng hóa đó là nguồn gốc hoặc phương tiện lây truyền cá loại dịch bệnh

- Khi xảy ra tình trạng khẩn cấp

Hỏi: Do tranh chấp trong nội bộ Công ty nên một người trong Hội đồng quản trị đã chiếm giữ con dấu của Công ty nhiều ngày nay, khiến cho mọi hoạt động của Công ty bị đình trệ. Đề nghị Báo CAND cho biết hành vi nói trên có bị xử lý không và mức xử lý được quy định như thế nào? (Trần Thị Nga và một số bạn đọc ở Từ Liêm, TP Hà Nội)

TRẢ LỜI:  Theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 150/2005/NĐ-CP ngày 12/12/2005 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội thì hành vi “Tự ý mang con dấu ra khỏi cơ quan, đơn vị mà không được phép của cấp có thẩm quyền” sẽ phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng .

Điều 268 Bộ luật hình sự về tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ con dấu, tài liệu của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội cũng quy định: “Người nào chiếm đoạt, mua bán, tiêu huỷ trái phép con dấu, tài liệu của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội không thuộc tài liệu bí mật nhà nước hoặc bí mật công tác, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ  ba tháng đến  hai năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một  năm đến  năm năm: Có tổ chức; Gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; Tái phạm nguy hiểm”. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Việc một người trong Hội đồng quản trị đã chiếm giữ con dấu của Công ty bạn trong nhiều tuần nay, khiến cho mọi hoạt động của Công ty bị đình trệ là hành vi vi phạm pháp luật, có dấu hiệu của hành vi “chiếm đoạt trái phép con dấu” quy định tại Điều 268 Bộ luật hình sự. Nếu người đó không tự giác trả lại con dấu, Công ty cần báo ngay với Cơ quan điều tra để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

Hỏi: "Chúng tôi đang chuẩn bị thủ tục đăng ký thành lập Công ty cổ phần nhưng giữa các cổ đông sáng lập hiện nay chưa thống nhất được tên của doanh nghiệp. Đề nghị cho biết pháp luật có quy định như thế nào về việc đặt tên doanh nghiệp?".(Bạn đọc Minh Sơn)

Trả lời: Theo quy định tại các Điều 7, 8. 9, 10 và 11 Nghị định số 109/2004/NĐ-CP ngày 02/4/2004 về đăng ký kinh doanh, việc đặt tên doanh nghiệp phải dựa trên các nguyên tắc: Ít nhất phải có 2 thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Tên riêng phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phát âm được. Doanh nghiệp cũng có thể sử dụng ngành, nghề kinh doanh hay phụ trợ khác để đặt tên doanh nghiệp. Ví dụ: Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Việt Đức...

Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp 
1. Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. 
2. Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó. 
3. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho doanh nghiệp.

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch tương ứng toàn bộ sang tiếng nước ngoài.

Ngoài ra, tên doanh nghiệp cũng không được trùng và gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. Cụ thể: 
- Tên trùng là trường hợp tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của doanh nghiệp đã đăng ký. 
- Các trường hợp sau đây được coi là gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp khác: 
a) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký; 
b) Tên bằng tiếng Việt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu "&"; 
c) Tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết 
tắt của doanh nghiệp đã đăng ký; 
d) Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký; 
đ) Tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bởi số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái tiếng Việt (A, B, C,...) ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó, trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký. 
e) Tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên của doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ "tân" ngay trước, hoặc "mới" ngay sau tên của doanh nghiệp đã đăng ký. 
g) Tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên của doanh nghiệp đã đăng ký bởi các từ "Bắc", "miền Bắc", "Nam", "miền Nam", "Trung", "miền Trung", "Tây", "miền Tây", "Đông", "miền Đông", trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký. 
h) Các trường hợp tên gây nhầm lẫn khác theo quyết định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Hỏi: Tại sao Doanh nghiệp (DN) tư nhân lại không có tư cách pháp nhân. Và trách nhiệm vô hạn của công ty này được hiểu như thế nào? Ưu điểm và nhược điểm?

Trả lời:

1/ Về tư cách pháp nhân:

Đây làmột ý kiến rất hay, phần lớn rất nhiều các chủ doah nghiệp tư nhân, kể cả những người nghiên cứu Luật và các Luật sư hiện nay đều rất lúng túng khi được hỏi tại sao DNTN lại không có tư cách pháp nhân. 
Đầu tiên theo quy định tại Điều 84 Luật Dân sự 2005, được gọi là pháp nhân khi đáp ứng các yêu cầu sau đây: 
Điều 84. Pháp nhân 
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: 
1. Được thành lập hợp pháp; 
2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; 
3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; 
4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập 
Doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn có đầy đủ điều kiện đó, chỉ trừ một phần nhỏ đó là không có tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đôc lập, mà chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản. Có nghĩa Tài sản của công ty lại liên quan đến tài sản cá nhân vì thế không có tư cách pháp. Đó là giải thích của các nhà làm luật. NGoài ra không có lý do nào khác. 
Tuy nhiên, điều trên lại mâu thuẫn với công ty hợp danh, bởi công ty hợp danh cũng chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của các thành viên hợp danh nhưng lại có tư cách pháp nhân. Hỏi lý do tại sao lại như thế thì các luật sư bó tay, luật Việt Nam là vậy. 
2. Về trách nhiệm vô hạn: 
Được hiểu như sau, trong quá trình kinh doanh cũng như khi phát sinh các nghĩa vụ tài chính thì công ty không những chịu trách nhiệm bằng tài sản (vốn đã đăng ký) của công ty, mà bản thân của doanh nghiệp còn phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản mình có được (các bạn thấy sợ chưa...?). Ví dụ: Công ty tư nhân A, đăng ký vốn là 5 tỷ đồng, trong quá trình kinh doanh công ty bị kiện vì vi phạm hợp đồng và phải bồi thường thiệt hại cho phía bên kia là 12tỷ đồng, khi đó Tòa án sẽ kê biên toàn bộ 10 tỷ đồng của công ty, còn 2 tỷ đồng chủ doanh nghiệp A phải chịu kê biên tiếp giả sử có nhà, xe hơi bù vô thêm 2 tỷ nữa. Vô hạn ý nghĩa là thế. 
3. Về Ưu nhược, điểm: 
Phía trên là nhược điểm và là rủi ro lớn nhất của doanh nghiệp tư nhân. DNTN không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào, mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 DNTN, Không được chuyển đổi, chia tách doanh nghiệp.....Ngoài ra, nó có những ưu điểm sau: 
Vì là doanh nghiệp tư nhân do một người bỏ vốn đầu tư vì thế mình có toàn quyền quyết định tất cả các vấn đề về quản lý, định hướng phát triển...một mình một ta. Có quyền tăng giảm vốn khi nào cũng được vì chịu trách nhiệm vô hạn nên tăng giảm không quan trọng về mặt nghĩa vụ tài chính. Có quyền cho thuê Doanh nghiệp, bán doanh nghiệp.

Hỏi: Tôi định cư tại Đức, bố mẹ ở Việt Nam muốn cho tôi tiền để mua nhà bên này thì tôi có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không? (Nguyễn Văn Tiến, Berlin)

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân thì đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là:

a) Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và

b) Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

Cũng theo quy định tại điều luật này thì cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

b Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng các điều kiện nói trên.

Như vậy, nếu bạn đang định cư ở Đức và là “cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam” thì bạn cũng có thể phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân thì “thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ...” được miễn thuế thu nhập cá nhân.

Pháp luật hiện nay cũng chưa có quy định về việc thu hoặc miễn thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ nhận quà tặng bằng tiền giữa cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ. Do vậy, dù bạn được cha mẹ tặng cho tiền hay tặng cho bất động sản tại Việt Nam thì bạn cũng không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể phải nộp các khoản thuế theo quy định của nước sở tại khi nhận số tiền mà cha mẹ bạn tặng cho.

Hỏi: Thủ tục gIải thể Doanh nghiệp được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời: 

GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP:

Trường hợp gải thể tự nguyện cần các thủ tục sau:

.1 doanh nghiệp thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. Quyết định giải thể Doanh nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của Doanh nghiệp;

b) Lý do giải thể;

c) Thời hạn, thủ tục thanh lý Hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp; thời hạn thanh toán nợ, thanh lý Hợp đồng không được vượt quá sáu tháng, kể từ ngày thông qua quyết định giải thể;

d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng Lao động;

e) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp Luật của doanh nghiệp.

2. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu Công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp hoặc thành lập tổ chức thanh lý tài sản nếu Điều lệ có quy định.

3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thông qua, quyết định giải thể phải được gửi đến cơ quan đăng ký kinh doanh, tất cả các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người Lao động trong doanh nghiệp và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính và chi nhánh của doanh nghiệp.

Đối với trường hợp mà pháp Luật yêu cầu phải đăng báo thì quyết định giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất trên một tờ báo viết hoặc điện tử trong ba số liên tiếp.

Quyết định giải thể phải được gửi cho các chủ nợ kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

4. Khi thanh toán nợ, thì việc thanh toán phải tuân theo các thứ tự ưu tiên sau đây:

a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của Pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

b) Nợ thuế và các khoản nợ khác.

Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu Công ty.

5. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp, người đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp phải gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.

Trong trường hợp giải thể bắt buộc khi doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải giải thể trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.Trình tự và thủ tục giải thể được thực hiện tương tự như trên.

Sau thời hạn sáu tháng quy định tại khoản này mà cơ quan đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ giải thể doanh nghiệp đó coi như đã được giải thể và cơ quan đăng ký kinh doanh xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.Trong trường hợp này, người đại diện theo pháp luật, các thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, các thành viên Hội đồng quản trị đối với Công ty cổ phần, các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác chưa thanh toán.

HỒ SƠ GIẢI THỂ:

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì hồ sơ giải thể doanh nghiệp chi tiết như sau: . .

1.Quyết định của Chủ doanh nghiệp (nếu là DNTN), Hội đồng thành viên (nếu là công ty TNHH 2 thành viên trở lên), tất cả thành viên hợp danh (nếu là công ty Hợp danh), Đại hội đồng cổ đông (nếu là công ty Cổ phần), chủ sở hữu công ty (nếu là công ty TNHH 1 thành viên) về việc giải thể doanh nghiệp ( mẫu tham khảo GT1)

2.Phụ lục về quyền và nghĩa vụ của Tổ thanh lý tài sản.

3.Ba số báo liên tiếp về việc giải thể doanh nghiệp đăng trên báo điện tử hoặc báo viết gồm các nội dung: Tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp ĐKKD ...)

4.Xác nhận đã hoàn tất thủ tục khóa mã số thuế hoặc chưa đăng ký mã số thuế tại cơ quan quản lý thuế của doanh nghiệp (trường hợp chưa đăng ký mã số thuế).

5.Thông báo về việc thực hiện Quyết định giải thể (thông báo về việc thanh lý tài sản và các khoản công nợ).

6. Biên bản họp Hội đồng thành viên (nếu là công ty TNHH 2 thành viên trở lên), tất cả thành viên hợp danh (nếu là công ty Hợp danh), Đại hội đồng cổ đông (Nếu là công ty Cổ phần), Chủ sở hữu công ty (nếu là Công ty TNHH 1 thành viên) về việc thông qua quyết định giải thể Doanh nghiệp

7.Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Ghi chú: Báo đăng xong để nguyên tờ không cắt rời, không photo.

Trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện, thì kèm theo hồ sơ giải thể doanh nghiệp nộp kèm theo hồ sơ giải thể chi nhánh, VPĐD. 

Hồ sơ giải thể chi nhánh hoặc văn phòng đại diện, gồm có: 

1.Thông báo về việc giải thể chi nhánh hoặc VPĐD

2.Quyết định của Hội đồng thành viên (nếu là công ty TNHH 2 thành viên trở lên), tất cả thành viên hợp danh (nếu là công ty Hợp danh), Hội đồng quản trị (nếu là công ty Cổ phần), chủ sở hữu công ty (nếu là công ty TNHH 1 thành viên) về việc giải thể chi nhánh-VPĐD của doanh nghiệp.

3. Biên bản họp Hội đồng thành viên (nếu là công ty TNHH 2 thành viên trở lên), tất cả thành viên hợp danh (nếu là công ty Hợp danh), Hội đồng quản trị (nếu là công ty Cổ phần), chủ sở hữu công ty (nếu là công ty TNHH 1 thành viên) về việc giải thể chi nhánh-VPĐD của doanh nghiệp.

4.Xác nhận không nợ thuế theo Quyết toán đã duyệt đến thời điểm giải thể chi nhánh, VPĐD (nếu trụ sở chi nhánh, VPĐD ở khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính của doanh nghiệp)

5.Giấy chứng nhận đã nộp con dấu hoặc văn bản xác nhận chưa khắc dấu chi nhánh, VPĐD (đối với trường hợp chưa khắc dấu).

6.Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, VPĐD. 

Mẫu Quyết định giải thể doanh nghiệp

Mẫu Thành lập tổ thanh lý tài sản 
Mẫu Thông báo giải thể 

 

 

 

 

 

 

Hỏi: Cách tính thuế nhập khẩu ôtô cũ? “Xin cho biết nhập khẩu ôtô cũ về Việt Nam phải chịu những loại thuế gì? Thuế suất là bao nhiêu và cách tính như thế nào?”. (bạn đọc Chi Mai)

Trả lời: Ôtô cũ nhập khẩu về Việt Nam phải nộp 3 loại thuế: thuế nhập khẩu tuyệt đối + thuế tiêu thụ đặc biệt + thuế VAT (cách tính: thuế chồng thuế)Thuế nhập khẩu tuyệt đối: 140%. Theo quy định tại Quyết định số 69/2006/QĐ-TTg ngày 28/3/2006 đối với từng loại xe- Thuế tiêu thụ đặc biệt: 50% x (giá xe + thuế nhập khẩu tuyệt đối)- Thuế VAT: 10% x (giá xe + thuế nhập khẩu tuyệt đối + thuế tiêu thụ đặc biệt)- Tổng số thuế phải nộp: thuế nhập khẩu tuyệt đối + thuế tiêu thụ đặc biệt + thuế VATMột chiếc Lexus LX 470 cũ được nhập về. Ảnh: V.H.Ví dụ: Xe Lexus LX 470, sản xuất năm 2005, giá nhập khẩu 13.000 USD, dung tích động cơ 4,7 lít, thuế tuyệt đối sẽ là 22.000 USD.Các loại thuế khác phải nộp là:- Thuế tiêu thụ đặc biệt: 50% x (22.000 USD + 13.000 USD) = 17.500 USD- Thuế VAT: 10% x (22.000 USD + 13.000 USD +17.500 USD) = 5.250 USDNhư vậy tổng số tiền thuế phải nộp là: Thuế tuyệt đối 22.000 USD + Thuế tiêu thụ đặc biệt 17.500 USD + thuế VAT 5.250 USD = 44.750 USDNhư vậy nếu không tính tiền vận chuyển thì tổng số tiền của chiếc xe nói trên khi thông quan là: 13.000 USD (tiền xe) + 44.750 USD (tổng thuế) = 57.750 USD.

Hỏi: Các trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân?

Trả lời: Theo quy định tại Thông tư 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân quy định. Có 14 trường hợp:
1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng, giữa cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa mẹ chồng, cha chồng với con dâu; giữa bố vợ, mẹ vợ với con rể; giữa ông nội, bà nội với cháu nội; giữa ông bà ngoại với cháu ngoại; giữa anh chị em ruột với nhau. Trong mọi trường hợp chuyển nhượng bất động sản được miễn thuế TNCN, người chuyển nhượng bất động sản phải nộp hồ sơ đồng thời với việc nộp hồ sơ làm thủ tục chuyển nhượng bất động sản cho cơ quan quản lý nhà đất (trường hợp tại địa phương đã thực hiện quy chế liên thông) hoặc cơ quan thuế.

2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất mộtnhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. Trường hợp chuyển nhượng nhà ở có chung quyền sở hữu, đất ở có chung quyền sử dụng thì chỉ cá nhân chưa có quyền sở hữu nhà,quyền sử dụng đất ở nơi khác mới được miễn thuế. Trường hợp vợ chồng cùng đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở và cũng là duy nhất của chung vợ chồng nhưng vợ hoặc chồng còn có nhà ở, đất ở riêng khác thì khi chuyển nhượng nhà ở, đất ở của chung vợ chồng thì chỉ vợ hoặc chồngchưa có nhà riêng được miễn thuế, chồng hoặc vợ có nhà ở, đất ở riêng khác không được miễn. Trường hợp cá nhân có quyền hoặc chung quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất ở duy nhất nhưng chuyển nhượng một phần thì cũng không được miễn thuế cho phần chuyển nhượng. Trường hợp chuyển nhượng nhà ở, đất ở là đồng sở hữu, trong đó có cá nhân không được miễn thuế thì thuế sẽ được tính riêng cho cá nhân không được miễn thuế.

3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân thuộc đối tượng được miễn, giảm nộp tiền sử dụng đất, khi Nhà nước giao đất được miễn thuế. Giá vốn của đất chuyển nhượng được xác định theo giá do UBND tỉnh, thành phố quy định phù hợp với thời điểm giao đất.

4. Đối với người nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau, người tiếp nhận được miễn thuế phải ngoài hồ sơ làm thủ tục, phải xuất trình các hồ sơ để chứng minh người cho thừa kế, quà tặng có mối quan hệ theo đúng quy định.

5. Những hộ gia đình, cá nhân trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường có thu nhập được miễn thuế phải thỏa mãn các điều kiện như có quyền sử dụng đất, quyền thuê đất, sử dụng mặt nước, thuê mặt nước hợp pháp để sản xuất và trực tiếp tham gia lao động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng thuỷ sản.Trường hợp đi thuê lại đất, mặt nước của tổ chức, cá nhân khác thì phải có văn bản thuê đất, mặt nước theo quy định của pháp luật. Đối với đánh bắt hải sản, thuỷ sản phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê tàu, thuyền sử dụng vào mục đích đánh bắt và trực tiếp tham gia hoạt động đánh bắt thủy hải sản. Và quan trọng, người có thu nhập phải có thực tế cư trú tại địa phương nơi diễn ra hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánhbắt thủy hải sản.

6. Những hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp chuyển đổi đất nông nghiệp để hợp lý hóa sản xuất nông nghiệpthì thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp cũng được miễn thuế.

7. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại ngân hàng (NH), tổ chức tín dụng (TCTD), lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Đây là khoản tiền lãi mà cá nhân nhận được từ việc gửi tiền tại các NH, TCTD được phép thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các TCTD.

8. Thu nhập từ kiều hối tức là khoản tiền cá nhân nhận được từ nước ngoài do thân nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài như được cử đi lao động, công tác tại nước ngoài gửi về cho thân nhân ở trong nước cũng được miễn thuế. NH, cơ quan chitrả khoản tiền kiều hối cho cá nhân không phải khấu trừ thuế thu nhập.

9. Tiền lương cao hơn do làm thêm giờ sẽ được miễn thuế Những người làm công ăn lương có thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động sẽ được miễn thuế TNCN.Phần tiền miễn thuế được xác định căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ đi mức tiềncông tiền lương trả của ngày làm việc bình thường. Trường hợp phần tiền lương, tiền công trả cho người lao động do phải làm việc ban đêm, làmthêm giờ cao hơn mức quy định của Bộ luật Lao động thì phần trả cao hơnmức quy định phải tính vào thu nhập chịu thuế và kê khai nộp thuế TNCNtheo quy định.

10. Đối với người Việt Nam có tham gia bảo hiểm xã hội được nghỉ hưu theo chế độ quy định thì thu nhập từ tiền lương hưu do quỹ bảo hiểm xã hội Việt Namchi trả được miễn thuế theo Luật Bảo hiểm xã hội. Cá nhân cư trú tạiViệt Nam nhận tiền lương hưu do các tổ chức bảo hiểm nước ngoài thànhlập theo chính sách bảo hiểm xã hội hoặc Luật Bảo hiểm xã hội của nướcmà người nước ngoài cư trú hoặc của nước mà người Việt Nam đã từng làmviệc cũng được xác định là thu nhập miễn thuế nếu có đầy đủ chứng từchứng minh khoản thu nhập là lương hưu do cơ quan bảo hiểm xã hội củanước đó chi trả.

11. Về khoản thu nhập từ học bổng: cá nhân nhận học bổnglà thu nhập được miễn thuế gồm học bổng nhận được từ Ngân sách Nhà nướcbao gồm học bổng do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo hoặcquyết định trao học bổng của hệ thống các trường công lập cho học sinhhoặc các loại học bổng khác có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nước, họcbổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hỗtrợ khuyến học của tổ chức đó.Trường hợp cá nhân nhận học bổng trực tiếp từ các tổchức nước ngoài thì cá nhân nhận thu nhập phải lưu giữ chứng từ chứng minh thu nhập nhận được là học bổng do các tổ chức ngoài nước cấp và không phải kê khai thuế thu nhập cá nhân.

12. Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, các khoản bồi thườngNhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật cụthể cũng được miễn thuế. Trong mục này cũng quy định rõ, thu nhập từ bồi thường Nhà nước và các khoản bồi thường khác là khoản tiền cá nhânđược bồi thường do các quyết định xử phạt hành chính, hình sự của cơquan Nhà nước có thẩm quyền không đúng gây thiệt hại đến quyền lợi củacá nhân.

13. Thu nhập nhận được từ các quỹ từ thiện, nhất thiết các quỹ này phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo,không nhằm mục đích thu lợi nhuận theo qui định tại Nghị định số148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ. Các trường hợp nhận thunhập từ các quỹ từ thiện không được thành lập và hoạt động theo quyđịnh trên sẽ không được miễn thuế.

14. Thu nhập mà cá nhân nhận được từ các nguồn viện trợ của nước ngoài vì mục đích từthiện, nhân đạo dưới hình thức Chính phủ và phi Chính phủ được cơ quanNhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Cá nhân nhận được khoản thu nhập từcác nguồn viện trợ nêu trên được miễn thuế nhưng phải có văn bản của cơquan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận việc nhận viện trợ

Hỏi: Có thể thay đổi họ, tên nếu việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó”, Đổi họ tên tại giấy khai sinh có mất thời gian không? (Trần Vân Hà)

Trả lời:

Về nguyên tắc, họ, tên chính thức của mỗi người cần phải được giữ ổn định, tránh sự thay đổi tùy tiện gây khó khăn cho giao lưu dân sự, cho công tác quản lý hộ tịch nói riêng và quản lý hành chính nói chung. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, cá nhân có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền cho thay đổi họ tên của mình.

Theo quy định tại Điều 27 Bộ Luật dân sự 2005 về ‘‘quyền thay đổi họ, tên’’ thì một trong các trường hợp cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên là “theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó”.

Do người cậu khi đi khai sinh mà ngẫu nhiên bạn phải mang họ Trần, trong khi không biết cha bạn họ gì, còn mẹ bạn lại họ Nguyễn. Trường hợp này được coi là “việc sử dụng họ, tên đó gây… ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến… quyền, lợi ích hợp pháp của người đó”.

Do vậy, bạn có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thay đổi họ hiện tại của bạn từ họ “Trần” sang họ “Nguyễn” theo họ của mẹ bạn.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ “Về đăng ký và quản lý hộ tịch” thì trường hợp của bạn cần tiến hành thủ tục thay đổi hộ tịch vì yêu cầu đặt ra là “thay đổi họ, tên, chữ đêm đã được đăng ký đúng trong sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh, nhưng cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự”.

Nghị định nói trên cũng quy định chi tiết về thẩm quyền, trình tự thủ tục đối với việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch như sau:

- UBND cấp huyện, mà trong địa hạt của huyện đó đương sự đã đăng ký khai sinh trước đây, có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi.

- Người yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch phải nộp tờ khai (theo mẫu quy định), xuất trình bản chính Giấy khai sinh của người cần thay đổi, cải chính hộ tịch và các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi, cải chính hộ tịch.

- Trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu việc thay đổi, cải chính hộ tịch có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, thì cán bộ tư pháp hộ tịch hoặc cán bộ tư pháp của Phòng Tư pháp ghi vào sổ đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch và quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch.

Chủ tịch UBND huyện ký và cấp cho đương sự một bản chính quyết định cho phép thay đổi, cải chính hộ tịch. Bản sao quyết định được cấp theo yêu cầu của đương sự.

Trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày. Nội dung và căn cứ thay đổi, cải chính hộ tịch sẽ được ghi chú vào cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh và mặt sau của bản chính giấy khai sinh.

Theo quy định trên, bạn cần liên hệ với Phòng Tư pháp huyện nơi bạn đã đăng ký khai sinh trước đây để làm thủ tục thay đổi hộ tịch. Tại đây, bạn phải nộp tờ khai (theo mẫu), xuất trình bản chính giấy khai sinh của bạn và các giấy tờ liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi họ (giấy tờ chứng minh không rõ cha bạn là ai, chứng minh mẹ bạn họ Nguyễn…).

Trong thời hạn tối đa 10 ngày, bạn sẽ được nhận một bản chính quyết định cho phép thay đổi hộ tịch và các bản sao (cấp theo yêu cầu của bạn).

Hành chính

Hỏi: “Tôi đã đăng ký tạm trú ở TP HCM hơn 4 năm, nay muốn đi đăng ký hộ khẩu thành phố theo chính sách mới. Xin hỏi giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú gồm những giấy tờ gì? Nếu nhà đi thuê thì cần những giấy tờ gì?”. (Nguyễn Long, TP HCM)

Trả lời:

Theo Nghị định của Chính phủ số 107/2007/NĐ-CP ngày 25/6/2007, giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký th­ường trú là một trong các loại sau:

- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ.

- Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai (đã có nhà ở trên đất đó).

- Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép).

- Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà n­ước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà n­ước.

- Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư­ xây dựng để bán.

- Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, ph­ường, thị trấn (sau đây gọi tắt là ủy ban nhân dân cấp xã).

- Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình th­ương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà n­ước hoặc các đối tượng khác.

- Giấy tờ của tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà n­ước có thẩm quyền giải quyết cho đ­ược sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật.

- Giấy tờ có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên.

- Giấy tờ chứng minh về đăng ký tàu, thuyền, ph­ương tiện khác thuộc quyền sở hữu và địa chỉ bến gốc của ph­ương tiện sử dụng để ở.

Trường hợp không có giấy đăng ký thì cần có xác nhận của ủy ban nhân nhân dân cấp xã về việc có tàu, thuyền, ph­ương tiện khác sử dụng để ở thuộc quyền sở hữu hoặc xác nhận việc mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế tàu, thuyền, ph­ương tiện khác và địa chỉ bến gốc của ph­ương tiện đó.

Trong trường hợp nhà thuộc sở hữu của người khác thì phải có giấy tờ chứng minh việc cho thuê, cho m­ượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp (như các loại hợp đồng, cam kết cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân). Nếu có hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà thì hợp đồng phải có công chứng hoặc xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã, phường.

Giấy tờ của cơ quan, tổ chức, cơ sở tôn giáo về việc công dân có chỗ ở thuộc trư­ờng hợp là thương binh, bệnh binh, người thuộc diện chính sách ưu đãi của Nhà nước, người già yếu, cô đơn, người tàn tật và các trường hợp khác được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung; chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo mà sống tại cơ sở tôn giáo.

Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trư­ởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc đ­ược cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức) hoặc xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã là nhà ở đó không có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng.

Trong trường hợp không có một trong các giấy tờ nói trên, người đi đăng ký hộ khẩu còn phải có văn bản cam kết về việc có chỗ ở thuộc quyền sử dụng của mình, và không có tranh chấp về quyền sử dụng.

Hỏi: "Gia đình chúng tôi ở Pháp, nay biết nhà nước có kế hoạch miễn visa nhập cảnh với Việt Kiều từ 1/9. Hồ sơ gồm những gì. Xin vui lòng hướng dẫn cụ thể". (Ông bà Trần Đức Lợi)

Trả lời:

Theo Quy chế về miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của công dân Việt Nam hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài được miễn thị thực nhập cảnh nếu có đủ các điều kiện:

1. Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ thay hộ chiếu nước ngoài (dưới đây gọi tắt là hộ chiếu) còn giá trị ít nhất 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh. Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có hộ chiếu thì phải có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp còn giá trị ít nhất 6 tháng kể từ ngày nhập cảnh.

2. Giấy miễn thị thực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp

Về hồ sơ đề nghị cấp giấy miễn thị thực: Người xin cấp giấy miễn thị thực phải nộp cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam những giấy tờ sau đây:  

1. Hộ chiếu nước ngoài hoặc người chưa được cấp hộ chiếu nước ngoài thì phải có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp (kèm theo bản sao để cơ quan có thẩm quyền lưu hồ sơ).

2. Một trong những giấy tờ, tài liệu chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc các giấy tờ được cấp trước đây dùng để suy đoán về quốc tịch gốc hoặc gốc Việt Nam.

Trường hợp không có giấy tờ chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, thì đương sự có thể xuất trình giấy bảo lãnh của Hội đoàn của người Việt Nam ở nước đương sự cư trú hoặc công dân Việt Nam bảo đảm đương sự là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc công dân Việt Nam thì phải có giấy tờ chứng minh quan hệ vợ, chồng, con với người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc công dân Việt Nam (giấy đăng ký kết hôn; giấy khai sinh; giấy xác nhận quan hệ cha, mẹ, con và các giấy tờ có giá trị khác theo quy định của pháp luật Việt Nam).

3. Trường hợp không có các giấy tờ nói trên, đương sự có thể xuất trình giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp nếu trong đó có ghi đương sự là người có quốc tịch gốc hoặc gốc Việt Nam để cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xem xét cấp giấy miễn thị thực.

4. Tờ khai đề nghị cấp Giấy miễn thị thực (theo mẫu).

 

Hỏi: Xin cho biết quy định hiện hành của pháp luật về việc xóa sổ đăng ký và thu hồi biển số xe? Trường hợp chủ xe không tự giác đến cơ quan Công an làm thủ tục xóa sổ và nộp trả biển số xe sẽ bị xử lý như thế nào?

Trả lời:  Đây là vấn đề Chính phủ rất quan tâm và chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm túc đối với xe hết niên hạn sử dụng và xe không còn được phép lưu hành. Ngày 28/12/2007, Bộ Công an và Bộ GTVT đã ban hành Thông tư liên tịch số 31/2007/TTLT-BCA-BGTVT "Hướng dẫn về việc xóa sổ đăng ký, thu hồi biển số của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ". Theo đó, thông tư này có một số nội dung đáng chú ý sau đây:

1 - Quy định việc xóa sổ đăng ký, thu hồi biển số xe ôtô tải, ôtô chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên, ôtô kinh doanh vận tải hành khách, xe công nông, xe tự chế 3, 4 bánh hết niên hạn sử dụng hoặc không được phép lưu hành theo quy định của Chính phủ.

2 - Xe được đăng ký ở địa phương nào thì cơ quan đăng ký ở địa phương đó có thẩm quyền ra quyết định xóa sổ đăng ký và thu hồi biển số xe, đồng thời cấp giấy "Chứng nhận xóa sổ đăng ký xe" cho chủ xe.

3 - Chủ xe phải tự khai theo mẫu "Giấy khai xóa sổ đăng ký xe", không phải mang xe đến cơ quan thu hồi biển số nhưng phải nộp lại giấy đăng ký xe, biển số xe và giấy khai xóa sổ đăng ký xe.

4 - Trường hợp xe hết niên hạn sử dụng đến kiểm định thì cơ quan đăng kiểm phải đình chỉ lưu hành, tạm giữ giấy đăng ký xe, biển số xe và thông báo cho cơ quan thu hồi biển số xe để giải quyết theo quy định.

5 - Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng về vi phạm "Điều khiển xe quá niên hạn sử dụng, xe tự sản xuất lắp ráp tham gia giao thông" quy định tại khoản 5, Điều 19, Nghị định 146/2007/NĐ-CP của Chính phủ

Hỏi: Xin cho biết những hàng hóa nào bị coi là hàng giả? Kinh doanh hàng giả có giá trị 25 triệu đồng thì đã đến mức bị truy tố chưa?

Trả lời:

Theo quy định tại Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/1/2008 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, hàng giả bao gồm:

- Giả chất lượng và công dụng: hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của hàng hoá;

- Giả mạo nhãn hàng hoá, bao bì hàng hoá: hàng hoá giả mạo tên, địa chỉ của thương nhân khác trên nhãn hoặc 
bao bì cùng loại hàng hoá; hàng hoá giả mạo chỉ dẫn về nguồn gốc hànghoá hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp trên nhãn hoặc bao bì;

- Giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý; hàng hoá là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan;

- Các loại đề can, nhãn hàng hoá, bao bì hàng hoá, tem chất lượng, tem chống giả, phiếu bảo hành, niêm màng có hàng hoá có nội dung giả mạo tên, địa chỉ thương nhân, nguồn gốc hàng hoá, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hoá (sau đây gọi tắt là tem, nhãn, bao bì hàng hoá giả);

Đối với hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nếu pháp luật có quy định riêng thì áp dụng các quy định đó để xác định hàng giả.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 156 Bộ luật hình sự, người nào sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới một trăm năm mươi triệu đồng hoặc dưới ba mươi triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng… sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, buôn 
bán hàng giả.

Như vậy trường hợp kinh doanh hàng giả có giá trị 25 triệu đồng thì chưa đến mức bị truy tố. Tuy nhiên, cũng theo quy định tại Nghị định nói trên, người kinh doanh hàng giả có giá trị từ trên 20 đến dưới 30 triệu đồng sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng; bị buộc tiêu hủy hàng giả hoặc tịch thu tang vật, 
phương tiện được sử dụng để làm hàng giả…

Hỏi: Cha tôi hộ khẩu tại Bến Tre, nhưng ông có mua một căn nhà tại Q.8 (TP.HCM) cho chị em tôi ở để đi làm và đi học. Xin cho biết thủ tục đăng ký tạm trú như thế nào?
(N.T.T.T.)

 Trả lời: Theo mục 1, phần III, thông tư 06 ngày 1-7-2007 của Bộ Công an, người đang cư trú hoặc mới đến có ý định cư trú tại TP nhưng không đủ điều kiện đăng ký thường trú, trong thời hạn 30 ngày phải đến công an cấp xã (phường) làm thủ tục đăng ký tạm trú.

Hồ sơ đăng ký tạm trú gồm: phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu; giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp (trừ trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình giấy tờ về chỗ ở). Đối với trường hợp thuê, mượn, ở nhờ chỗ ở hợp pháp thì khi đăng ký tạm trú phải có ý kiến đồng ý cho đăng ký tạm trú của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

Trường hợp người tạm trú được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ tạm trú hoặc chủ hộ đồng ý cho đăng ký tạm trú tại nơi thường trú của chủ hộ, thì việc đồng ý phải được ghi vào phiếu thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Ngoài ra, người đăng ký tạm trú còn phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của công an cấp xã (phường) nơi người đó đăng ký thường trú. Sổ tạm trú được cấp cho cá nhân, hộ gia đình có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và không xác định thời hạn.

Hỏi: Sử dụng chứng minh thư cũ sẽ bị xử lý ra sao?

Trả lời: Theo quy định tại Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 3/02/1999 và Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007 của Chính phủ quy định về chứng minh nhân dân (CMND) thì mỗi công dân chỉ được cấp một CMND và có một số CMND riêng.

Giấy CMND có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp. Khi công dân thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì phải làm thủ tục cấp đổi lại CMND. Công dân có trách nhiệm phải nộp lại CMND cũ cho cơ quan công an có thẩm quyền.

Nếu sau khi được cấp CMND mới mà vẫn cố tình sử dụng CMND cũ trong các giao dịch dân sự, kinh tế, thực hiện các thủ tục hành chính (như kê khai nhà đất, đăng ký kết hôn)… là vi phạm pháp luật. Tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 13 Nghị định 76/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp thì hành vi sử dụng CMND cũ để làm thủ tục đăng ký kết hôn được coi là hành vi gian dối và bị xử phạt hành chính. Số tiền phạt là từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng tùy tính chất, mức độ vi phạm.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này là một năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Nếu quá thời hiệu nói trên mà vi phạm hành chính mới bị phát hiện thì không tiến hành xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định nói trên, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi gian dối trong việc sử dụng CMND để đăng ký kết hôn là: Tòa án nhân dân có thẩm quyền hủy bỏ Giấy chứng nhận kết hôn đã cấp.

Trong quá trình giải quyết, nếu tòa án nhận thấy việc đăng ký kết hôn trước đây chỉ vi phạm về mặt thủ tục (vi phạm về mặt hình thức) mà không vi phạm các điều cấm của pháp luật về đăng ký kết hôn quy định tại Điều 9 và Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 như độ tuổi kết hôn, sự tự nguyện... (vi phạm về mặt nội dung) thì tòa án chỉ hủy bỏ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn chứ không tuyên hủy việc kết hôn trái pháp luật theo quy định tại Điều 16 Luật Hôn nhân và Gia đình.

Điều đó có nghĩa, về nguyên tắc, ngày cấp trên Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn mới sẽ ghi theo thời điểm cấp mới, nhưng quan hệ hôn nhân vẫn được thừa nhận theo thời điểm đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn trước đây.

Về vấn đề ngày tháng năm sinh trên CMND (hoặc các thông tin khác nói chung như họ tên, dân tộc…) bị sai lệch so với giấy khai sinh thì giải quyết như sau: 
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy định về Đăng ký và quản lý hộ tịch thì “Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó”.

Như vậy, trong trường hợp các thông tin trên CMND có sự sai lệch so với Giấy khai sinh gốc thì công dân có nghĩa vụ làm thủ tục đăng ký cấp lại CMND mới. Khi đăng ký cấp lại, công dân có trách nhiệm xuất trình Giấy khai sinh gốc để cơ quan công an có thẩm quyền xem xét, giải quyết. 


Loading...
Câu hỏi
*
*
*
  Captcha refresh
*
 

 

Đang xử lý...

.