Bị sa thải có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

04:12:00 01/12/2016

Điều 49 Luật việc làm 2013 quy định về  điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

  1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
  1. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
  2. Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
  1. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiể thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này.
  2. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này.
  3. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
  1. Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
  2. Đi học tập co thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
  3. Chấp hành quyết định áp dụng biện phá đưa vào trường giao dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  4. Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ. Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

  1. Chết”.

Điều 36 Bộ luật lao động 2012 quy định về các trường hợp sai thải như sau:

1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.

2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.

5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.

6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này.

9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.

10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã."

Căn cứ vào quy định trên thì sa thải không phải trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Như vậy, trong trường hợp người lao động bị sa thải, nhưng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp và đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 49 Luật việc làm 2013 thì vẫn được nhận trợ cấp thất nghiệp.

 Nếu các bạn còn băn khoăn về những thủ tục pháp lý hoặc cần giải đáp thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và được cung cấp những dịch vụ tốt nhất theo địa chỉ:

Địa chỉ : 216 Nguyễn Cao, Khu Hòa Đình, Phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh.

Điện thoại : 02413.811.077

Email : [email protected]

 

 

 

Đang xử lý...

.