Người dân gặp rủi ro khi tiêm vacxin Covid-19 có được Nhà nước bồi thường hay không?

11:08:00 20/08/2021

Khi tiêm vắc xin, người dân thường lo ngại các biến chứng nặng sau tiêm như sốc phản vệ, hay những trường hợp dẫn đến tử vong... Vậy những rủi ro này có được Nhà nước bồi thường hay không?

  1. Căn cứ pháp lý:
  • Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007;
  • Nghị định 104/2014/NĐ-CP.

       II. Nội dung tư vấn:

Ngày 10/7/2021, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ phát động triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trên toàn quốc. Chiến dịch đặt mục tiêu tiêm cho khoảng 75 triệu người với 150 triệu mũi tiêm trong nửa cuối của năm 2021 và đầu năm 2022.

Theo đó, phần lớn người dân trên cả nước, đặc biệt là những người đang sinh sống tại các vùng có dịch sẽ được tiêm vắc xin phòng Covid-19 miễn phí.

Các loại vắc xin trước khi đưa vào sử dụng khẩn cấp tại Việt Nam đều phải tuân thủ thử nghiệm lâm sàng qua 3 giai đoạn và được Tổ chức Y tế thế giới cấp phép, đảm bảo an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, trong số hàng triệu người được tiêm trên diện rộng, không thể tránh khỏi trường hợp xảy ra biến chứng.

Cụ thể vào tháng 6 vừa qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) thông tin Hà Nội vừa ghi nhận một trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin phòng COVID-19, là T.H.L. (nam, sinh năm 1995), ở Đông Anh, Hà Nội, nghề nghiệp giáo viên.

Theo ghi nhận ban đầu có thể bệnh nhân được xác định là chết do khi tiêm Vắc xin phòng Covid 19.

Khoản 1 Điều 15 Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định:

Khi sử dụng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch nếu xảy ra tai biến nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại

Điều 30. Trách nhiệm trong việc tổ chức sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế

Khi thực hiện tiêm chủng mở rộng, nếu xảy ra tai biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại. Trường hợp xác định được lỗi thuộc về tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, bảo quản vắc xin, sinh phẩm y tế hoặc người làm công tác tiêm chủng thì tổ chức, cá nhân này phải bồi hoàn cho Nhà nước theo quy định của pháp luật."

Việc bồi thường thiệt hại sau tiêm vắc xin Covid chỉ diễn ra khi rủi ro sau tiêm vắc xin là: tai biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng (tai biến nặng) và nguyên nhân gây ra tai biến nặng ấy là do việc tiêm vắc xin

Những rủi ro khác như nóng, sốt, ... không dẫn đến tình trạng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng thì sẽ không được bồi thường. Hoặc nếu việc tiêm vắc xin được thực hiện đúng quy trình nhưng do người tiêm chủng không đảm bảo các điều kiện sau tiêm (ví dụ: uống rượu bia, dùng chất kích thích) gây nên biến chứng thì sẽ không được bồi thường

Mức bồi thường khi tử vong do tiêm chủng Vắc xin?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định:

Điều 16. Các thiệt hại, phạm vi và mức bồi thường

Thiệt hại đến tính mạng được bồi thường như sau:

1. Các chi phí được quy định tại khoản 3 Điều 16 này trước khi tử vong;

2. Chi phí mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở do Nhà nước quy định;
3. Chi bù đắp tổn thất về tinh thần là 100.000.000 đồng cho thân nhân của người bị thiệt hại;

4. Các chi phí do thu nhập bị mất hoặc giảm sút theo quy định tại khoản 4 Điều này.

Như vậy, các khoản chi phí sẽ được hỗ trợ khi bị thiệt hại tới tính mạng do tiêm Vắc xin bao gồm:

- Các chi phí do phải khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế (quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 104/2016/NĐ-CP trước khi tử vong;

- Chi phí mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở do Nhà nước quy định;
- Chi bù đắp tổn thất về tinh thần là 100.000.000 đồng cho thân nhân của người bịu thiệt hại;

- Các chi phí do thu nhập bị mất hoặc giảm sút theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định104/2016/NĐ-CP
Thủ tục bồi thường và trình tự, thủ tục cấp và chi trả tiền bồi thường được hướng dẫn tại Điều 18, Điều 19 Nghị định 104/2016/NĐ-CP.

Tổng đài tư vấn: 0222 3811 077

Trên đây là tư vấn của chúng tôi liên quan đến việc tiêm Vắc xin phòng, chống Covid - 19. Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ với các Luật sư , Luật gia, Chuyên gia của Công ty Luật TNHH Số 1 Bắc Ninh hoặc qua số điện thoại 0222 3811 077 hoặc E-mail: [email protected].

                                                                                                  Luật Gia: Thanh Tùng

 

Đang xử lý...

.