Hộ kinh doanh – những điều cần biết

09:12:00 06/12/2016

Căn cứ pháp lý:

  • Luật doanh nghiệp 2014;
  • Nghị định 778/2015/NĐ-CP;
  • Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT;
  • Thông tư 176/2012/TT-BTC;

1.Đối tượng được đăng ký hộ kinh doanh:

Có 3 đối tượng được phép đăng ký hộ kinh doanh, gồm:

  • Cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  • Một nhóm cá nhân có đủ điều kiện nêu trên.
  • Hộ gia đình.

2.Hoạt động kinh doanh nào cần phải đăng ký:

  • Kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện
  • Trừ các hoạt động sau đây, các hoạt động còn lại đều phải đăng ký kinh doanh:

+ Sản xuất, nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối;

+ Bán hàng rong, quà vặt;

+ Buôn chuyến;

+ Kinh doanh lưu động;

+ Làm dịch vụ có thu nhập thấp (Mức thu nhập thấp sẽ do UBND tỉnh quy định).

3.Mô hình hoạt động:

Hộ kinh doanh chỉ được đăng ký hoạt động tại 01 địa điểm và sử dụng dưới 10 lao động.

Trường hợp sử dụng từ 10 lao động trở lên thì buộc phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp 2014.

4.Địa điểm đăng ký hộ kinh doanh:

Địa đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh không nhất thiết phải là nơi cá nhân, hộ gia đình đang sinh sống. Địa điểm kinh doanh có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất.

5.Tên hộ kinh doanh:

Khi đặt tên hộ kinh doanh cần lưu ý:

  • Loại hình: Hộ kinh doanh
  • Tên riêng của hộ kinh doanh: được viết bằng bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ J,F,Z,W, có thể kèm theo số và ký hiệu.

Nhiều điều cấm khi đặt tên hộ kinh doanh:

  • Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
  • Không sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
  • Không trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện.

6.Hồ sơ, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh:

  • Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm:

+ Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;

+ Bản sao có chứng thực Thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ kinh doanh;

+ Bản sao có chứng thực biên bản họp cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.

  • Thủ tục:

+ Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như đã nêu trên.

+Bước 2: Nộp hồ sơ.

Địa điểm nộp hồ sơ: Phòng Tài chính Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày trao giấy biên nhận, sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ) hoặc nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung bằng văn bản (trường hợp hồ sơ không hợp lệ).

7.Hình thức đăng ký hộ kinh doanh

Hiện nay, pháp luật quy định có 2 hình thức đăng ký hộ kinh doanh:

  • Đăng ký trực tiếp tại Phòng Tài chính Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện.
  • Đăng ký và trả phí qua đường bưu điện.

8.Thủ tục thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký kinh doanh

Bước 1: Điền đầy đủ thông tin vào Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh.

Bước 2: Mang đến nộp tại Phòng Tài chính Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện nơi đã đăng ký.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc sẽ được nhận giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh (đối với hồ sơ hợp lệ) hoặc nhận được thông báo sửa đổi, bổ sung hồ (đối với hồ sơ chưa hợp lệ).

Bước 3: Nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cũ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh mới.

  1. Những loại thuế hộ kinh doanh phải nộp:
  • Lệ phí đăng ký hộ kinh doanh: 100.000 đồng (từ 01/01/2017 sẽ áp dụng biểu phí mới).
  • Thuế môn bài: (từ 01/01/2017 sẽ áp dụng biểu phí mới)

Tuỳ theo thu nhập hàng tháng của hộ kinh doanh mà có mức nộp thuế môn bài tương ứng:

Bậc thuế

Thu nhập 1 tháng

Mức thuế cả năm

1

Trên 1.500.000

1.000.000

2

Trên 1.000.000 đến 1.500.000

750.000

3

Trên 750.000 đến 1.000.000

500.000

4

Trên 500.000 đến 750.000

300.000

5

Trên 300.000 đến 500.000

100.000

6

Bằng hoặc thấp hơn 300.000

50.000

  • Thuế GTGT:

Trong trường hợp doanh thu cả năm của hộ kinh doanh từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì không phải nộp thuế GTGT.

Theo phương pháp thuế khoán, dựa trên doanh thu trong từng lĩnh vực, ngành, nghề để nộp thuế theo tỷ lệ:

+ Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%

+ Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2%

+ Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%

+ Hoạt động kinh doanh khác: 2%

  • Thuế TNCN:

Nếu doanh thu cả năm của hộ kinh doanh từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì không phải nộp thuế TNCN.

Doanh thu cả năm từ 100 triệu đồng/năm trở lên thì phải nộp thuế TNCN theo tỷ lệ trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành sản xuất, kinh doanh:

+Phân phối, cung cấp hàng hoá: 0,5%

+ Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2%

Riêng hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, đại lý bán hàng đa cấp: 5%

+ Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5%

+ Hoạt động kinh doanh khác: 1%

  1.  Hộ kinh doanh thuộc nhóm đăng ký thuế theo phương pháp trực tiếp, không phải sử dụng hoá đơn GTGT.
  2.  Trách nhiệm tài sản của hộ kinh doanh: Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động của hộ kinh doanh.

12. Tạm ngừng kinh doanh đối với hộ gia đình:

Trong trường hợp hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với Phòng Tài chính Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện nơi đã đăng ký và cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Thời gian tạm ngừng không quá 01 năm.

Thủ tục: Hộ kinh doanh gửi thông báo bằng văn bản cho Phòng Tài chính Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện nơi đã đăng ký ít nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng và được trao Giấy biên nhận. Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ nhận được Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh cho hộ kinh doanh.

  1.  Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh:

Có 06 trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận, gồm:

  • Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh là giả mạo;
  • Không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
  • Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký;
  • Kinh doanh ngành, nghề bị cấm;
  • Hộ kinh doanh do những người không được quyền thành lập hộ kinh doanh thành lập;
  • Không báo cáo về tình hình kinh doanh của hộ kinh doanh theo quy định pháp luật.

14. Một số vấn đề về chủ hộ kinh doanh:

  • Mỗi cá nhân, hộ gia đình chỉ được đăng ký 01 hộ khinh doanh trong phạm vi cả nước và chỉ được đăng ký tại 01 địa điểm.
  • Cá nhân là chủ hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân.
  • Cá nhân thành lập hộ kinh doanh có quyền góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư các nhân.

15. Một số mức xử phạt hành chính phổ biến đối với hộ kinh doanh:

  • Thường xuyên sử dụng từ 10 lao động trở lên: phạt từ 3-5 triệu đồng, đồng thời buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Hộ kinh doanh buôn chuyến, hộ kinh doanh lưu động kinh doanh ngoài địa điểm đăng đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhưng không thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh: phạt từ 3-5 triệu đồng và buộc thông báo với cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường.
  • Thành lập hộ kinh doanh do những người không được quyền thành lập: phạt từ 3-5 triệu đồng.
  • Khôn đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp phải đăng ký: phạt từ 3 – 5 triệu đồng, đồng thời buộc thành lập hộ kinh doanh.
  • Tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng – 1.000.000 đồng, đồng thời buộc gửi thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
  • Không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; ngừng kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện: phạt từ 1 – 2 triệu đồng.
  • Chuyển địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện: phạt từ 500.000 đồng – 1.000.000 đồng, đồng thời buộc thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
  • Không tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện: phạt từ 500.000 – 1.000.000 đồng.

Nếu các bạn còn băn khoăn về những thủ tục pháp lý hoặc cần giải đáp thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và được cung cấp những dịch vụ tốt nhất theo địa chỉ:

Địa chỉ : 216 Nguyễn Cao, Khu Hòa Đình, Phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh.

Điện thoại : 02413.811.077

Email : [email protected]

 

 

Đang xử lý...

.