Quy định về việc thay thế, hủy bỏ di chúc theo quy định pháp luật dân sự?
08:12:00 03/12/2021
Di chúc là văn bản thể hiện ý chí của người chết liên quan đến tài sản thuộc hữu của mình cho những người còn sống. Pháp luật cho phép người để lại di chúc có qyền tự do định đoạt tài sản của mình cho người khác. Khi muốn thay thế, bổ sung hoặc hủy bỏ di chúc thì phải thực hiện theo đúng trình tự pháp luật đã quy định.
1. Luật sư tư vấn pháp luật dân sự
Trên thực tế đã ghi nhận rất nhiều trường hợp cá nhân lập di chúc để định đoạt tài sản của mình nhưng lại muốn thay thế hoặc hủy bỏ nội dung di chúc đã lập. Việc thay đổi hoặc hủy bỏ nội dung di chúc gây ảnh hưởng rất lớn đến quyền hưởng di sản của những người được ghi nhận trong di chúc.
Thay thế di chúc là việc người để lại di sản lập di chúc khác thay thế cho nội dung di chúc cũ vì họ cho rằng nội dung di chúc cũ không còn phù hợp với ý chí của họ. Còn hủy bỏ di chúc là trường hợp người lập di chúc bằng ý chí tự nguyện không công nhận di chúc mình lập ra có giá trị, lúc này coi như không có di chúc.
Vậy, trình tự thủ tục và hậu quả pháp lý khi thực hiện thủ tục thay thế hoặc hủy bỏ nội dung di chúc là như thế nào? Vấn đề này sẽ được các luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật của chúng tôi giải đáp cụ thể khi bạn liên hệ tư vấn tới công ty TNHH số 1 Bắc Ninh thông qua các hình thức như gửi Email tư vấn hoặc gọi tới số Hotline: 0222.3811077
Hoặc bạn có thể tham khảo nội dung chúng tôi tư vấn dưới đây để có thêm kiến thức về vấn đề này.
2. Quy định về việc thay thế, hủy bỏ di chúc theo quy định pháp luật dân sự?
Câu hỏi tư vấn: Bố tôi đã mất được 8 năm rồi, sau đó mẹ của tôi đã nhờ người viết hộ lập di chúc để lại ngôi nhà hiện mẹ tôi đang ở cho tôi vào năm 2014. Di chúc có điểm chỉ của mẹ tôi (mẹ tôi không biết viết chữ) cũng có chữ kí của tôi nữa và được UBND thị trấn nơi tôi ở xác nhận.
Nhưng đến năm sau thì gia đình anh trai tôi đã xu nịnh, dỗ ngọt...mẹ tôi (mẹ tôi nay đã gần 80 tuổi) để lập di chúc khác cho anh trai của tôi. Sắp tới mẹ và anh trai tôi sẽ ra UBND thị trấn để lập di chúc cho ngôi nhà cho anh trai tôi.
Vậy xin hỏi quý công ty, nếu mẹ tôi ra UBND thị trấn để lập lại Di chúc khác để cho căn nhà cho anh trai tôi. Như vậy, di chúc cũ mà mẹ đã lập trước đây cho tôi thì cơ quan sẽ làm những thủ tục gì? Nếu không có mặt tôi và bảng di chúc cũ mà mẹ tôi đã lập cho tôi trước đây thì mẹ tôi có lập được di chúc mới cho anh trai tôi được không? Trân thành cảm ơn!
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật TNHH số 1 Bắc Ninh với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về sửa đổi, bổ sung di chúc. Cụ thể:
Điều 640. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc
1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.
2. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.
Như vậy, đối chiếu quy định trên với trường hợp của bạn thì nếu tài sản căn nhà là tài sản riêng của mẹ thì mẹ có quyền lập di chúc để lại tài sản cho bất cứ ai và có quyền hủy bỏ nó bất cứ lúc nào. Theo đó, việc mẹ lập di chúc để lại cho bạn năm 2014 nhưng đến thời điểm hiện nay mẹ bạn muốn lập di chúc cho anh trai bạn thì vẫn có thể thực hiện được thông qua hình thức yêu cầu hủy bỏ văn bản di chúc trước đó và thay thế bằng di chúc mới này. Dựa trên yêu cầu của mẹ bạn thì Uỷ ban xã, phường sẽ thực hiện hủy bỏ di chúc cũ và chứng thực công nhận bản di chúc mới sau này.
Tuy nhiên, vì các thành viên trong gia đình đều không muốn cho anh đứng tên người sử dụng đất hợp pháp sau khi mẹ mất đi và trường hợp căn nhà là tài sản chung của bố, mẹ bạn. Bố bạn mất đi không để lại di chúc thì về nguyên tắc tài sản chung sẽ được chia đôi - bố cũng có quyền di sản trong đó và di sản này sẽ được chia theo pháp luật cho tất cả những người thừa kế (mẹ, bạn và các anh em còn lại). Do đó hiện nay mặc dù bố đã mất đươc 8 năm nhưng mẹ cũng không có quyền định đoạt toàn bộ tài sản trên để lập di chúc riêng cho người anh trai khi không có sự đồng ý của những người thừa kế còn lại. Nên dù mẹ có lập di chúc cho người anh trai thì cũng chỉ có quyền di chúc trong phạm vi tài sản thuộc sở hữu của mẹ; còn phần di sản của bố phải thông qua phương thức chia đều cho các đồng thừa kế.
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến Tổng đài luật sư tư vấn luật trực tuyến – 0222.3811.077 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời